Viêm khớp dạng thấp

Thứ tư - 14/09/2022 08:27
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis), gọi ngắn RA, là một bệnh tự miễn và viêm, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh, gây ra tình trạng sưng đau ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể
bs nguyen nam anh
ThS.BS. NGUYỄN NAM ANH
Chuyên khoa Cơ xương khớp và Chấn thương chỉnh hình
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
   Đôi nét về viêm khớp dạng thấp
   RA hay viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn hệ thống mạn tính, chủ yếu gây tổn thương các khớp, tổn thương do các cytokine, chemokine, và các metalloprotease. Biểu hiện bệnh đặc trưng là viêm đối xứng các khớp ngoại vi (như khủy khớp cổ tay, bàn ngón tay), dẫn đến sự hủy hoại tiến triển của cấu trúc khớp, thường đi kèm với các triệu chứng toàn thân. Trong khớp bị RA, lớp niêm mạc của khớp bị viêm, gây tổn thương mô khớp. Tổn thương mô này có thể gây đau kéo dài hoặc mãn tính, gây mất thăng bằng và biến dạng. RA cũng có thể ảnh hưởng đến các mô khác trên khắp cơ thể và gây ra các vấn đề ở các cơ quan như phổi, tim và mắt.
 
   Dấu hiệu và triệu chứng của RA
   Với RA, có những thời điểm khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, được gọi là bùng phát và những thời điểm khi các triệu chứng trở nên tốt hơn, được gọi là thuyên giảm. Các dấu hiệu và triệu chứng của RA bao gồm đau hoặc nhức ở nhiều khớp, căng cứng ở nhiều khớp, đau và sưng ở nhiều khớp. Cc triệu chứng giống nhau ở cả hai bên của cơ thể (chẳng hạn như ở cả hai tay hoặc cả hai đầu gối), giảm cân, sốt, mệt mỏi, suy nhược…
 
   Nguyên nhân gây RA?
   RA là kết quả của một phản ứng miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh của chính nó. Nguyên nhân cụ thể của RA vẫn chưa được biết cụ thể, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh. Các yếu tố nguy cơ của RA  gồm tuổi tác, nhất ở những người trưởng thành, trên 60, phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới từ hai đến ba lần.

   Ngoài ra còn có yếu tố di truyền, người sinh ra với một số gen cụ thể có nhiều khả năng phát triển RA, đó là gen HLA (kháng nguyên bạch cầu người) type II. Nếu có các gen này lại tiếp xúc với các yếu tố môi trường như hút thuốc hoặc béo phì thì rủi ro lại càng tăng. Một số nghiên cứu còn phát hiện thấy trẻ sinh ra có mẹ hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh RA cao gấp đôi khi trưởng thành so với nhóm mẹ hông hút thuốc.
 
   Chẩn đoán và điều trị RA
   RA được chẩn đoán bằng cách xem xét các triệu chứng, tiến hành khám sức khỏe, chụp X-quang và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Tốt nhất là chẩn đoán RA sớm, trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và bắt đầu điều trị nhằm làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của bệnh, nhất là tổn thương khớp.
 
   RA có thể được điều trị và quản lý hiệu quả bằng thuốc và các chiến lược tự quản lý. Bao gồm việc sử dụng các loại thuốc làm chậm bệnh và ngăn ngừa biến dạng khớp, được gọi là thuốc chống suy khớp điều chỉnh bệnh (DMARDs); các chất điều chỉnh phản ứng sinh học (chất sinh học). Ngoài thuốc, mọi người có thể tự quản lý RA để giảm đau và tàn tật.
 
   Rất đa dạng như duy trì cuộc sống vận động, nên hoạt động thể chất vừa phải trong 150 phút mỗi tuần, như đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp 30 phút mỗi ngày trong năm ngày một tuần. Tham gia lớp giáo dục tự quản, học cách kiểm soát các triệu chứng của họ, cách sống tốt với bệnh viêm khớp và viêm khớp ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào. Nên tránh xa thuốc lá duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống cân bằng, khoa học, sống vui, sống khỏe.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?