Những vụ bài vắc-xin khiến dịch bệnh tăng cao
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, có hơn 41.000 ca mắc bệnh sởi, cao hơn gấp đôi số người mắc bệnh trong cả năm 2017. Bùng phát dịch sởi ở châu Âu có nhiều lý do nhưng có một nguyên nhân là trào lưu phản đối vắc-xin Vaxxers. Những người cố tình tránh tiêm vắc-xin (hoặc tiêm cho con cái) là do niềm tin tôn giáo hoặc do quan điểm cá nhân đã khiến căn bệnh này bùng phát ở châu Âu. Trào lưu bài vắc-xin vaxxers khiến cả những người muốn tiêm ngần ngại khiến con số tiêm chủng giảm dưới 95% mức cần thiết.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2018, 10% trường hợp mắc bệnh sởi ở châu Âu xảy ra ở nhóm người không nhớ được lần cuối chủng ngừa là khi nào, khoảng 9% trường hợp mắc bệnh sởi khác ở trẻ em đã được chủng một liều, và chỉ có 5% trẻ em được tiêm đủ hai liều. Điều này cho thấy việc không tiêm đúng, đủ liều là nguyên nhân gia tăng dịch. Ngoài yếu tố bài xích vắc-xin, cố tình không tiêm còn có các yếu tố khác như công tác tuyên truyền, vắc-xin có lỗi, nhưng hiếm khi là nguyên nhân làm cho ổ dịch lan rộng. Nếu do vắc-xin thì chỉ xảy ra cục bộ, theo lô thuốc chứ không lan rộng cả châu lục.
Trung tuần tháng 9-2021 tại Anh việc bài xích vắc xin khiến hai mẹ con người nước này qua đời vì Covid-19 trong vòng 2 tuần. Đó là bà Heather Maddern, 55 tuổi và con gái tên là Forde. Cả 2 mẹ con đã phải nhập viện sau khi họ chối tiêm vắc xin Covid-19 và cái chết của họ đã khiến những người thân suy sụp. Được biết, trên trang mạng xã hội cá nhân, bà Maddern nhiều lần chia sẻ các nội dung thuyết âm mưu về Covid-19 khi bà chưa nhiễm bệnh, bao gồm các nội dung liên quan tới việc chống lại việc tiêm vắc xin.
Sau vụ việc này ông Kevin McAllister là chồng và cha của nạn nhân cho biết “ Những người không tiêm vắc xin, họ không nghĩ tới nỗi đau của những người còn lại phía sau. Tôi đã mất đi con gái, bạn thân nhất của tôi. Con gái sẽ được chôn cất vào tuần tới và tôi không thể hôn vào má con. Tôi mong những gì tôi đã trải qua không xảy ra với gia đình khác. Vì sao con gái tôi không chủng ngừa vắc xin? Vì sao vậy? Tôi không thể đảo ngược quá khứ, nhưng tôi mong mọi người đừng làm như vậy, hãy tiêm ngay theo khuyến cáo của các bác sĩ. Bởi vắc xin là đỉnh cao mà khoa học đạt tới hiện nay để phòng chống dịch, nếu không tiêm là một sai lầm ", ông Kevin McAllister thật lòng.
Cùng với việc bài xích vắc xin Covid -19, cuối tháng 11-2021 cảnh sát thành phố Palermo, Ý còn bắt một y tá với cáo buộc làm giả thao tác tiêm ngừa cho những người bài vắc xin để họ được nhận thẻ xanh COVID-19 tự do đi lại trong nước. Ngoài ra, cảnh sát cũng cho biết thông tin tiêm ngừa liều tăng cường của chính nữ y tá này cũng là giả. Đầu tháng 11-2021, một nhân viên y tế khác ở thành phố Ancona, Ý cũng bị bắt vì giả vờ tiêm vắc xin cho ít nhất 45 người.
Lợi ích của việc chủng ngừa vắc xin Covid-19
Từ năm 2019 từ khi địa dịch Covid-19 xảy ra Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo mọi người nên chủ động tiêm phòng vắc xin Covid-19. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất đẩy lùi đại dịch, bản chất của việc tiêm chủng là sử dụng vắc xin phòng bệnh Covid-19 để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại vi rút gây bệnh Covid-19. Khi được tiêm vắc xin vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các loại kháng thể bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, thực tế, không có một loại vắc xin nào có thể bảo vệ cơ thể 100% nhưng nó là vũ khí tốt nhất hiện nay. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do cơ thể không tạo kháng thể sau khi tiêm vắc xin. Một nguyên nhân phổ biến là do kháng thể không đủ mạnh để chống lại vi rút hoặc các biến chủng khác.
Lợi ích khi tiêm chủng Covid-19 có thể tóm tắt như sau:
· Có hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người tránh bệnh nặng, không phải nhập viện, thậm chí là tử vong khi tiêm đầy đủ và đúng hạn với số liều và mũi tiêm nhắc được khuyến nghị.
· Giúp bảo vệ trẻ em khỏi các biến chứng nghiêm trọng
· Tiêm vắc xin an toàn cho trẻ em và người lớn
· Ngoài việc chủ động tiêm chủng định kỳ, đúng lịch thì người dân cũng nên tuân thủ những biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Theo WHO, tính đến ngày 12 tháng 1 năm 2022, các loại vắc xin sau đã được WHO cho lưu hành:
· Vắc xin Pfizer/BioNTech Comirnaty, ngày 31 tháng 12 năm 2020.
· Vắc xin SII/COVISHIELD và AstraZeneca/AZD1222, ngày 16 tháng 2 năm 2021.
· Vắc xin Janssen/Ad26.COV 2.S do Johnson & Johnson phát triển, ngày 12 tháng 3 năm 2021.
· Vắc xin Moderna COVID-19 (mRNA 1273), ngày 30 tháng 4 năm 2021.
· Vắc xin Sinopharm COVID-19, ngày 7 tháng 5 năm 2021.
· Vắc xin Bharat Biotech BBV152 COVAXIN, ngày 3 tháng 11 năm 2021.
· Vắc xin Covovax (NVX-CoV2373), ngày 17 tháng 12 năm 2021.
· Vắc xin Nuvaxovid (NVX-CoV2373), ngày 20 tháng 12 năm 2021
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác