Khi cholesterol cao, cơ thể có dấu hiệu gì và cách xét nghiệm

Thứ hai - 07/10/2024 14:27
Cholesterol trong máu cao có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Nếu không được điều trị, lâu ngày có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe, tạo thành cục máu đông và tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.
bs huynh thi thuy ai
BSCKI. HUỲNH THỊ THÚY ÁI
Chuyên khoa Nội; Nội tiết 
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Khi mỡ máu cao cơ thể có dấu hiệu gì ?

Cơ thể chúng ta cần cholesterol để tạo ra các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi cholesterol quá cao có thể làm tích tụ các chất béo trong mạch máu nên được gọi là mỡ máu. Nó tạo thành cục máu đông , tăng nguy cơ gây đau tim, đột quỵ.

Khi cholesterol trong máu tăng cao sẽ gây  khó thở,  hụt hơi do lưu lượng máu đến tim hoặc phổi giảm. Mảng bám tích tụ trong động mạch làm hạn chế quá trình cung cấp máu giàu oxy đến các cơ quan quan trọng. Người bệnh có thể khó thở, nhất là khi gắng sức, thậm chí cả lúc nghỉ ngơi.

Hai là đau ngực, hoặc cảm giác khó chịu ở tim còn gọi là đau thắt ngực. Lý do lượng máu tới tim hạn chế do động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể dẫn đến đau ngực, tức ngực, nhất là khi hoạt động thể chất hoặc căng thẳng.

Ba là mệt mỏi, suy nhược dai dẳng không rõ nguyên nhân. Lý do, mỡ máu gây tắc nghẽn làm giảm máu chứa oxy đến các cơ quan, dẫn đến giảm mức năng lượng . Bốn là đau gián đoạn ở chân như co cơ,  thắt chặt, đau nhức, rất khó chịu, xảy ra ở cẳng chân sau khi hoạt động. Đôi khi còn xuất hiện ở đùi, mông, hông và bàn chân và có người còn bị tê ở chân và bàn chân.

Một dấu hiệu nhận biết khác khi cholesterol cao là xuất hiện chất lắng đọng màu vàng trên da. Y học gọi là xanthomas da, nhất là ở  khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân hoặc mông, dưới dạng các vết sưng hoặc mảng nổi lên, mềm và không đau.

2. Cách xét nghiệm cholesterol ?

Xét nghiệm cholesterol là xét nghiệm máu để đo lượng cholesterol và một số chất béo nhất định trong máu. Cholesterol là một chất giống như sáp, có trong máu và mọi tế bào trong cơ thể. Gan của chúng ta tạo ra tất cả lượng cholesterol mà cơ thể cần.  Ngoài ra, cơ thể còn lấy cholesterol từ thực phẩm như thịt, trứng, gia cầm và sản phẩm từ sữa. Thực phẩm có nhiều chất béo trong chế độ ăn uống cũng có thể khiến gan của bạn sản xuất nhiều cholesterol hơn.

Có hai loại cholesterol chính: lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hoặc cholesterol "xấu" và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hoặc cholesterol "tốt". Quá nhiều cholesterol LDL trong máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các bệnh tim khác. Nồng độ LDL cao có thể gây tích tụ một chất dính gọi là mảng bám trong động mạch của bạn. Theo thời gian, mảng bám có thể thu hẹp động mạch của bạn hoặc chặn hoàn toàn chúng. Khi điều này xảy ra, các bộ phận trong cơ thể không nhận đủ máu:

Xét nghiệm cholesterol cholesterol để biết LDL (cholesterol "xấu") vì đây là thủ phạm  gây tắc nghẽn trong động mạch. HDL (cholesterol "tốt"), HDL giúp loại bỏ cholesterol LDL "xấu". Xét nghiệm cholesterol còn để biết tổng lượng cholesterol (LDL và HDL trong máu); để biết triglyceride, một loại chất béo khác có trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là ở phụ nữ. Nồng độ VLDL. (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp), một loại cholesterol "xấu" khác. VLDL cao có liên quan đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch. VLDL thường không được đưa vào các xét nghiệm cholesterol thường quy vì khó đo lường. Khoảng một nửa VLDL là triglyceride, vì vậy nồng độ VLDL của bạn có thể được ước tính theo tỷ lệ phần trăm nồng độ triglyceride của bạn.

3. Tại sao lại phải xét nghiệm cholesterol?

Bác sĩ kế đơn xét nghiệm cholesterol như một phần của kỳ kiểm tra thường quy, nhất là nhóm có nguy cơ cao như: Huyết áp cao, mắc tiểu đường loại 2, hút thuốc, thừa cân hoặc béo phì, ít hoạt động thể chất, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, tuổi cao.

Điều cần  làm gì để chuẩn bị cho xét nghiệm là phải nhịn ăn trong 9 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm cholesterol. Đó là lý do tại sao các xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng. Bác sĩ cho lấy mẫu máu từ tĩnh mạch ở cánh tay.  Xét nghiệm máu có rất ít rủi ro, có thể bị đau nhẹ hoặc bầm tím tại vị trí kim đâm vào, nhưng hầu hết các triệu chứng sẽ nhanh chóng biến mất.

4. Kết quả sau khi xét nghiệm cholesterol

Cholesterol thường được đo bằng miligam (mg) cholesterol trên một decilit (dL) máu.

-        Mức Cholesterol toàn phần: Dưới 200mg/dL (mong muốn); 200-239 mg/dL (cao) và  240mg/dL trở lên là nhóm có cholesterol rất cao

-        Mức Cholesterol LDL (xấu) : Dưới 100mg/dL (tối ưu cho sức khỏe); 100-129 mg/dL (gần tối ưu); 130-159 mg/dL (cao cận biên); 160-189 mg/dL (cao) và trên 190 mg/dL trở lên là rất cao

-        Mức Cholesterol HDL (tốt): 60mg/dL trở lên được coi là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim; 40-59 mg/dL (càng tốt); dưới 40 mg/dL (nguy cơ mắc bệnh tim)

-        LDL được ước tính dựa trên tổng lượng cholesterol, HDL và triglyceride. Mức LDL cũng có thể được đo "trực tiếp" từ mẫu máu. Dù bằng cách nào, thì chỉ số LDL cũng cần duy trì ở mức thấp.

Mức cholesterol lành mạnh phụ thuộc vào độ tuổi, tiền sử gia đình, lối sống và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, nhất là khi triglyceride tăng.

5. Phải làm gì khi cholesterol cao?

Cholesterol cao có thể dẫn đến bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong số một trên thế giới hiện nay. Chúng ta không thể thay đổi một số yếu tố nguy cơ gây cholesterol cao, chẳng hạn như tuổi tác và gen của bạn. Nhưng có những hành động bạn có thể thực hiện để giảm mức LDL và giảm nguy cơ của mình, bao gồm:

·       Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Giảm hoặc tránh các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu của bạn.

·       Giảm cân. Thừa cân có thể làm tăng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim.

·       Duy trì hoạt động. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm mức cholesterol LDL (xấu) và tăng mức cholesterol HDL (tốt). Tập thể dục cũng giúp chúng ta giảm cân.

·       Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào trong chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục của bạn.

·       Nên thăm khám bệnh định kỳ, nếu cần có thể yêu cầu được điều trị ngoại trú để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?