Trẻ nhỏ mắc “bệnh nhà giàu” chữa trị thế nào?

Thứ bảy - 08/04/2023 08:21
“Bệnh nhà giàu" đề cập ở đây là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh thường gặp ở nhóm người có kinh tế, cao tuổi. Tuy nhiên, gần đây do kinh tế phát triển, lối sống hiện đại thịnh hành khiến căn bệnh này trẻ hóa, xuất hiện ở cả trẻ em.
bs thuy ai
BSCKI. HUỲNH THỊ THÚY ÁI
Chuyên khoa Nội tiết; Dinh dưỡng
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Những ca bệnh ĐTĐ “nhí” ở Việt Nam

Bé trai ở Hà Nội mới 9 tuổi đã mắc bệnh ĐTĐ type 2. Bệnh nhân có thêm  tình trạng thừa cân, béo phì, chỉ số đường huyết lên tới gần 15 mmol/lít, Hba1c là 11,7%. Theo quy định, đường huyết bình thường đo tại thời điểm bất kỳ: <140 mg/dL (7,8 mmol/l); đường huyết đo lúc đói <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l). Còn chỉ số HbA1c là < 5,7%.  Bệnh nhi được điều trị tại BV Nội tiết Trung ương và may mắn có đáp ứng tốt với thuốc uống nhưng phải điều trị suốt đời.

Trường hợp khác là bé trai 13 tuổi con chị Hoàng Thị Nguyệt Ánh (42 tuổi, quê Nam Định), cháu tên là Trịnh Thanh Bình (13 tuổi) đến khoa Đái tháo đường , BV Nội tiết Trung ương để điều trị. Theo chia sẻ của chị Ánh, con trai chị từ nhỏ được chăm sóc trong điều kiện rất tốt, vì thế khi bác sĩ thông báo cháu mắc tiểu đường type 1 chị vô cùng bàng hoàng. Người mẹ này cũng cho biết, gia đình chị từ bố mẹ đến ông bà đều không ai mắc bệnh tiểu đường, trong quá trình ăn uống con chị cũng không sử dụng đồ ăn nhanh, nước uống có ga vì thế chị cũng không biết vì sao con mắc bệnh.

Theo giới chuyên môn, trẻ bị ĐTĐ là do đường tích tụ nhiều trong máu khiến thận phải làm việc liên tục ở cường độ cao để có thể lọc và hấp thụ hết lượng đường bị dư thừa. Đến khi thận không còn khả năng để hoàn thành quá trình này, lượng đường dư thừa trong máu sẽ được bài tiết ra ngoài cùng với nước tiểu.

Những thông tin cơ bản về ĐTĐ và bệnh ĐTĐ ở trẻ em

Bệnh tiểu đường hay ĐTĐ là bệnh lý nan y chỉ đứng sau bệnh về tim mạch với 3 dạng chính là Type 1,2 và ĐTĐ thai kỳ. ĐTĐ xuất hiện là do cơ chế tạo insulin trong cơ thể gặp vấn đề, làm đảo lộn chuyển hóa đường, dẫn đến lượng đường (đường huyết) trong máu tăng hơn mức bình thường, tạo ra những biến chứng không lường hết.

Ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type 1 và 2 trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng, thường gặp ở nhóm 5 đến 7 tuổi và tuổi dậy thì. ĐTĐ  type 1, chiếm 10% và tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90% được phân chia theo nguyên nhân gây thiếu hụt insulin. Trong đó, tiểu đường type 1 xảy ra sự phá hủy tế bào beta sản xuất hormone insulin của đảo tụy dẫn tới thiếu hụt và rối loạn chuyển hóa glucose. Cùng với đó, glucose không chuyển hóa được tích tụ trong máu theo thời gian, gây nhiều vấn đề nghiêm trọng ở mắt, thần kinh, tim, răng, nướu, thận,… ĐTĐ type 2, thường gặp ở người già, nhưng nay trẻ hóa, trẻ cũng mắc bệnh, do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin khiến cơ thể rối loạn. Nguyên nhân hình thành bệnh do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lười vận động, không tập thể dục và béo phì.

ĐTĐ ở trẻ chủ yếu là do ăn uống, lối sống thiếu khoa học, và cả yếu tố di truyền, trong quá trình mang thai, mẹ bầu mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ (10% đến 20%).

Chế độ ăn uống của trẻ ít được kiểm soát, ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán quá nhiều, nước uống có gas,…Chế độ ăn này thường mất cân bằng, không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, ngoài ra, dung nạp cản nhưng chất vô bổ, hại nhiều hơn lợi.

Trong khi ăn uống mất cân bằng thì lối sống, sinh hoạt lại không khoa học, nghỉ ngơi không đúng giờ giấc, lười vận động, không tập thể dục, nghiện trò chơi điện tử … dẫn đến bệnh béo phì, và lâu ngày hình thành ĐTĐ ở trẻ.

IMG 4198 da sua
Triệu chứng trẻ thường hay gặp phải

Triệu chứng ĐTĐ ở trẻ là khát nước dù đã uống đủ lượng nước cần thiết. Đi tiểu nhiều hơn bình thường, tè dầm, tình trạng này xuất hiện khi lượng đường trong cơ thể không chuyển hóa hết, dẫn đến tích tụ. Trẻ hay bị đau đầu, nhìn không rõ sự vật khi hàm lượng đường trong máu tăng cao. Luôn cảm thấy đói bụng, vì insulin không đủ để chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể dù đã nạp chất dinh dưỡng nhưng vẫn hay đói, mệt mỏi.  Theo nghiên cứu và thực tế cho thấy trẻ bị ĐTĐ dễ bị kích thích tâm lý, cảm xúc thay đổi thấy thường, vì vậy gia đình cần quan tâm nhiều đến con trẻ khi mắc bệnh.

Biện pháp phòng tránh ĐTĐ ở trẻ

ĐTĐ là do kháng với insulin thiếu hụt insulin do sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố di truyền và môi trường (đặc biệt là béo phì), nhất là sau tuổi dậy thì. ĐTĐ chủ yếu là lý do ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, vì vậy để ngăn ngừa cần lưu ý các biện pháp sau:

  • Nên duy trì thời gian ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, điều độ, đúng giờ.
  • Năng vận động, luyện tập mỗi ngày.
  • Hạn chế đồ uống có ga, đồ uống ngọt, cafein.
  • Tránh ăn thức ăn, chiên rán, nhiều mỡ, đường và không rõ xuất xứ.
  •  Nhóm thực phẩm nên ăn bao gồm rau xanh các loại, các loại thịt nạc, trái cây, sữa chua không đường, các loại ngũ cốc nguyên cám, chất béo không no…
  • Luyện tập vừa sức, thường xuyên kiểm tra, đánh giá các biến chứng nguy cơ .
  • Trẻ em bị ĐTĐ có nguy cơ bị biến chứng vi mạch và mạch lớn, nên cần phải được kiểm tra định kỳ.

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?