Thận và sức khỏe

Thứ hai - 09/04/2018 21:05
Thận là cơ quan nội tạng có hình như 2 hạt đậu với kích thước bằng nắm tay và ở vị trí hai bên cột sống, gần với lưng.

Với chức năng chính là lọc máu, đào thải chất độc cho toàn bộ cơ thể và cân bằng lượng chất dinh dưỡng trong máu (như natri, kali và canxi), sản sinh hormone điều khiển huyết áp và hồng cầu.

benh than 1

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận. Về thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp  và suy thận mạn.

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn, hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần. Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu đi qua giai đoạn cuối và cần được điều trị thay thế thận bằng lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Bệnh thận mạn tính xảy ra khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện. Bất thường này sẽ làm tổn thương thận ngày càng trầm trọng trong vài tháng hoặc vài năm.
Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh thận mạn tính bao gồm: 

benh than 2
  • Đái tháo đường
  • Cao huyết áp
  • Bệnh tim
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Cholesterol cao
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh thận
  • Từ 65 tuổi trở lên

Bệnh nhân bị suy thận mạn tính có thể không có triệu chứng cho đến khi phát hiện thì chức năng thận giảm xuống còn 20% ​​hoặc thấp hơn.

bs nam benh than
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam trong buổi nói chuyện cùng MC chương trình Sống Khỏe Mỗi Ngày về đề tài "Dầu hiệu nhận biết bệnh thận"

Vì vậy, khuyến cáo của bác sĩ là: những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, hay trong gia đình có người mắc bệnh thận nên thường xuyên đi khám chuyên khoa tiết niệu. Qua các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp,  sẽ giúp kiểm soát hoạt động của thận chính xác và kịp thời. Để phòng bệnh thận, tốt nhất là uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày. Những người  làm việc trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng nên uống nhiều hơn. Tập thể dục thể thao mỗi ngày; Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.

benh than 3


Nếu bị bệnh thận mạn tính vô cùng nguy hiểm, khi tiến tới giai đoạn cuối, bệnh nhân phải áp dụng các phương pháp như thay thận hoặc chạy thận nhân tạo. Vì vậy hãy giữ cho quả thận luôn khỏe bằng một lối sống lành mạnh, tránh các yêu tố gây hại cho thận như ăn mặn, lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá, thường xuyên nhịn tiểu….

Nguồn tin: Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?