Bác sĩ khuyến nghị cách phòng ngừa bệnh tim mạch

Thứ ba - 08/04/2025 14:03
Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và đang có xu hướng trẻ hóa. Tỷ lệ tử vong do các lý bệnh tim mạch có chiều hướng ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
BS Đạt
ThS.BS. TRẦN TẤN ĐẠT
Chuyên khoa Tim mạch – Lão khoa
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

I. Đôi điều về bệnh tim mạch

Bệnh tim hay tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới hiện nay. Tại Mỹ cứ 36 giây, 1 người tử vong do căn bệnh này; trung bình cứ 4 ca tử vong, 1 ca thuộc về bệnh tim. Trên toàn thế giới, bệnh tim cướp đi sinh mạng của gần 18 triệu người mỗi năm, chiếm 1/3 số ca tử vong nói chung.

Còn theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.

Bệnh tim là tình trạng liên quan đến sức khỏe của tim, do các mạch máu gây suy yếu khiến tim khó làm việc bình thường. Các bệnh lý tim mạch rất đa dạng, như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim. Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể, khiến các cơ quan bị ngừng trệ, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.

Các yếu tố ‘cố hữu’ tăng nguy cơ mắc bệnh tim không thể thay đổi gồm tuổi tác (80% số ca tử vong do bệnh tim xảy ra ở những người trên 65 tuổi); do giới tính, nam giới có nguy cơ đau tim cao hơn nữ giới; do chủng tộc, do di truyền, béo phì, huyết áp cao và tiểu đường…

Cũng cần lưu ý thêm, bệnh tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nên đòi hỏi tầm soát, điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời) và chi phí tốn kém.

II. Các loại bệnh tim mạch khác nhau thế nào?

  1. ► Bệnh tim mạch vành hoặc bệnh động mạch vành (CAD) là bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh tim mạch. Nó ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho cơ tim. Đau thắt ngực xảy ra khi động mạch vành bị hẹp và lưu lượng máu giảm hoặc bị chặn hoàn toàn. Điều này thường xảy ra do sự tích tụ các chất béo lắng đọng ở lớp lót bên trong của mạch máu.

► Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh CAD là sự tích tụ các chất béo lắng đọng trong các động mạch cung cấp máu tới tim. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch và xảy ra do các thói quen lối sống không lành mạnh như chế độ ăn uống kém, thiếu hoạt động thể chất, thừa cân hoặc béo phì và hút thuốc.

  1. ► Bệnh mạch máu não, ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não. Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị chặn hoặc có chảy máu (xuất huyết) từ một trong các mạch máu trong não.
  2. Rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim không đều, là các vấn đề về nhịp tim. Nó xảy ra do bệnh động mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, tiểu đường, huyết áp cao, hút thuốc, sử dụng quá nhiều caffeine hoặc rượu, lạm dụng thuốc hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc, kể cả thuốc theo toa và thảo dược.
  3.  
  4. ► Bệnh tim bẩm sinh hoặc dị tật bẩm sinh phát triển khi em bé đang lớn lên trong bụng mẹ. Chúng có thể xảy ra do các tình trạng bệnh lý, thuốc men hoặc gene. Đôi khi, các dị tật tim xảy ra ở cả người lớn vì cấu trúc của tim thay đổi theo tuổi tác.
  5.  
  6. ► Bệnh tim thấp khớp, trong đó có tổn thương van tim và cơ do vi khuẩn liên cầu khuẩn gây ra sốt thấp khớp.
  7.  
  8. ► Nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc) do vi khuẩn và, vi-rút hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ tim.
  9.  
  10. ► Bệnh cơ tim (cơ tim dày lên và phì đại) có thể xảy ra do tổn thương tim sau cơn đau tim, do một số loại thuốc hoặc độc tố, theo thời gian do huyết áp cao hoặc tuổi tác, hoặc có thể do di truyền. Đôi khi nguyên nhân không rõ ràng.
  11.  
  12. ► Bệnh mạch máu ngoại biên, ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp máu cho cánh tay và chân. Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi trong đó có cục máu đông trong tĩnh mạch chân. Cục máu đông có thể bong ra và di chuyển đến phổi và tim.

III. Vài cách đơn giản ngăn ngừa bệnh tim mạch

  1. ► Hoạt động nhiều hơn

Thiếu hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch vành; vì ít vận động khiến chất béo tích tụ trong máu. Vận động nhiều hơn giúp giảm lượng cholesterol và triglyceride. Hơn nữa, thể thao có tác động tích cực đến cả huyết áp và lượng đường trong máu.

20210218 030416 326531 the chat max 1800x1800 jpg d7d7b4bd34


Hãy duy trì cuộc sống vận động, năng tập thể dục như đi bộ nhanh (ít nhất 30 phút mỗi ngày) hay các hoạt động sức bền ba hoặc bốn lần một tuần.

  1.  Ăn uống lành mạnh hơn

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hãy tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn có ít chất dinh dưỡng và quá ngọt, mặn hoặc béo. Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải, với nhiều trái cây và rau quả, dầu ô liu và dầu hạt cải (ăn sống) và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời hạn chế thịt mỡ.

Ăn nhiều thịt gia cầm và cá, ăn thịt đỏ không quá một lần một tuần. Giới hạn lượng trứng tiêu thụ ở mức ba hoặc bốn lần một tuần. Đừng quên giữ cơ thể đủ nước, uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày, giảm lượng muối tiêu thụ.

  1. ► Hãy chú ý đến trọng lượng cơ thể

Thừa cân, béo phì là thủ phạm gây xơ vữa động mạch, tích tụ mảng bám trên thành động mạch và các bệnh khác như tăng huyết áp, tăng lipid máu và tiểu đường, tình trạng thừa cân làm giảm tuổi thọ. Lời khuyên của bác sĩ là duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý, vừa đẹp lại khỏe. Nên dùng công thức BMI để biết thừa cân hay béo phì. BMI là chỉ số khối cơ thể  tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao, mét hoặc cm.  BMI bình thường sẽ dao động trong khoảng 18,5 - 24,9, nếu vượt ngưỡng này được xem là thừa cân, trên 30 được xem là béo phì.

Nếu muốn giảm cân, đừng ép bản thân phải cắt giảm lượng calo mà hãy tăng chất xơ và protein và giảm đồ ăn nhiều chất béo và đường. Hãy cẩn thận với chất béo và carbohydrate có trong thịt nguội, nước sốt, rượu và thực phẩm chế biến sẵn. Bắt đầu luyện tập lại một môn thể thao và trên hết là phải kiên nhẫn. Đặt mục tiêu giảm cân đều đặn 1-2 kg mỗi tháng thay vì ăn kiêng khắc nghiệt.

  1. ► Giảm căng thẳng

Căng thẳng mãn tính không chỉ làm rối loạn hệ thần kinh mà còn gây hại cho tim và quá trình lưu thông máu. Thực hành các bài tập thở sâu thường xuyên, chẳng hạn như bài tập điều hòa nhịp tim hoặc thiền định. Thể thao và tập thể dục cũng giúp giảm căng thẳng.

Bạn cũng cần chú ý đến chất lượng giấc ngủ của mình để có thể điều hòa hệ thần kinh. Mặc dù mỗi người đều khác nhau, cơ thể chúng ta cần ngủ ít nhất bảy tiếng mỗi đêm để hoạt động bình thường. Do đó, giảm căng thẳng là một cách tốt để giảm nguy cơ tim mạch.

  1. ► Bỏ thuốc lá

Theo các bác sĩ tim mạch, người hút thuốc có nguy cơ bị đau tim cao gấp bốn lần so với người không hút thuốc. Khói thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn rất có hại cho tim và mạch máu. Nếu bỏ thuốc lá, nguy cơ đau tim của bạn có thể giảm đáng kể.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?