Nhiễm nấm đen, khắc tinh của nhóm người có hệ miễn dịch yếu

Thứ sáu - 09/09/2022 08:27
Mucormycosis hay Black fungus (bệnh nấm đen) là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng nguy hiểm do nhóm nấm mốc có tên mucormycetes gây ra, thường ảnh hưởng đến xoang, phổi, da và não nhất là nhóm người có hệ miễn dịch suy yếu.
NGUYEN THI THU BA
PGS.TS.BS NGUYỄN THỊ THU BA
Giảng viên cao cấp ĐH Y Dược TP. Hồ CHí Minh
Chuyên gia Lao và bệnh phổi Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
   Bệnh nhiễm nấm đen là gì?
   
Mucormycosis (trước đây gọi là zygomycosis) là một bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng nhưng hiếm gặp do một nhóm nấm mốc gọi là mucormycetes gây ra và là bệnh không lây nhiễm. Các loại nấm mốc này sống khắp môi trường, chủ yếu ảnh hưởng đến những người có vấn đề về sức khỏe hoặc dùng các loại thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể. Nấm xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua 2 con đường là hít phải bào tử nấm từ không khí, gây nhiễm trùng phổi, não hoặc xoang. Hai, là xâm nhập qua da bởi vết cắt, vết xước, vết cào, vết bỏng và một số tổn thương da khác.
 
   Ai có nguy cơ mắc bệnh cao?
   Nhiễm trùng có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Nhóm người có nhiều khả năng bị bệnh hơn nếu bị suy giảm hệ thống miễn dịch do các loại thuốc chữa bệnh như người mắc bệnh tiểu đường khi không được kiểm soát, HIV hoặc AIDS, mắc ung thư, nhóm cấy ghép nội tạng, cấy ghép tế bào gốc, giảm bạch cầu trung tính (số lượng bạch cầu thấp), sử dụng steroid lâu dài, sử dụng ma túy tiêm, mức độ cao của sắt trong cơ thể của bạn (bệnh huyết sắc tố), sức khỏe kém do dinh dưỡng kém, nhiễm axit chuyển hóa, sinh non hoặc sinh nhẹ cân..  nhóm chấn thương ngoài da như bỏng, vết cắt hoặc vết thương. Và các trường hợp đã được báo cáo ở những người có COVID-19 v.v.
 
   Triệu chứng điển hình của bệnh Mucormycosis
   Các triệu chứng của mucormycosis phụ thuộc vào vị trí nấm phát triển trên cơ thể. Có thể bao gồm: sốt, ho, tức ngực, khó thở, sưng một bên mặt, đau đầu, tắc nghẽn xoang, tổn thương màu đen trên sống mũi hoặc bên trong miệng của bạn, đau bụng, buồn nôn và ói mửa, xuất huyết dạ dày, máu trong phân, bị tiêu chảy. Nếu da bị nhiễm trùng, khu vực này có thể bị phồng rộp, đỏ hoặc sưng lên và có thể chuyển sang màu đen, ấm hoặc đau.
 
   Nhiễm trùng cũng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể qua máu. Khi điều này xảy ra, nấm có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như lá lách và tim. Biến chứng Mucormycosis có thể gây mù lòa, cục máu đông hoặc mạch bị tắc nghẽn, tổn thương thần kinh Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây chết người nếu không được điều trị. Tỷ lệ tử vong chính xác không rõ vì nhiễm trùng nấm đen rất hiếm xảy ra.
 
   Chẩn đoán và điều trị
   Nếu nghi ngờ mắc bệnh mucormycosis, bác sĩ sẽ khám sức và hỏi bệnh sử. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã ở xung quanh thực phẩm hư hỏng hoặc những nơi khác thường mắc bào tử nấm. Nếu bị nhiễm trùng phổi hoặc xoang, bác sĩ có thể lấy một mẫu chất lỏng từ mũi hoặc cổ họng gửi đi xét nghiệm. Bác sĩ có thể cho làm làm sinh thiết mô, lấy ra một mẩu mô nhỏ bị nhiễm bệnh để xét nghiệm, làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI để xem nhiễm trùng đã lan đến não hoặc các cơ quan khác của cơ thể chưa.
 
   Nếu được chẩn đoán mắc bệnh mucormycosis, bạn nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt bằng thuốc kháng nấm theo toa. Những loại thuốc này ngăn chặn sự phát triển của nấm, tiêu diệt nó và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng như Amphotericin B, Isavuconazole, Posaconazole… Đây là thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc dùng dưới dạng viên thuốc dạng uống . Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu một loại thuốc có các tác dụng phụ như đau dạ dày, ợ chua hoặc khó thở để thay đổi phác đồ điều trị. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật loại bỏ mô bị nhiễm trùng hoặc chết để ngăn nấm lây lan. Như loại bỏ các bộ phận của mũi hoặc mắt, gây biến dạng nhưng điều này phải làm để chặn nhiễm trùng đe dọa tính mạng này.
 
   Phòng bệnh Mucormycosis
   Không có cách nào để tránh hít thở phải bào tử. Nhưng bạn có thể làm một số điều để giảm nguy cơ mắc bệnh mucormycosis, nhất là nhóm có hệ miễn dịch yếu.
 
   Tránh xa các khu vực có nhiều bụi hoặc đất, như địa điểm xây dựng hoặc đào đất. Nếu bạn phải ở trong những khu vực này, hãy đeo khẩu trang. Tránh xa nguồn nước bị nhiễm khuẩn, nhất là nước lũ, sau các thảm họa thiên nhiên. Nếu bạn bị suy giảm hệ thống miễn dịch, hãy tránh các hoạt động liên quan đến bụi và đất, như làm vườn hoặc làm sân. Rửa vết cắt hoặc vết xước bằng xà phòng và nước càng sớm càng tốt. Nếu bạn bị nhiễm mucormycosis, hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn, nếu nhiễm trùng không thuyên giảm, hãy cho bác sĩ biết càng sớm càng tốt.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?