Xuất hiện “sóng nhiệt” đầu mùa tại khu vực Đông Nam Á
Trung tuần tháng 4 , hãng CNN Mỹ cập nhật thông tin cho biết một số nước ở Đông Nam Á đã công bố nhiệt độ cao nhất từng trong tuần thứ 2 và 3 của tháng 4-2023. Ví dụ, ngày 18-4, Lào lập kỷ lục về nhiệt độ khi thành phố Luang Prabang nhiệt độ lên tới 42,7°C hay ngày 15-4 thành phố Tak ở phía Tây Bắc, Thái Lan nhiệt độ là 45,4°C, nhưng phần lớn Thái Lan đã chịu cái nóng ở mức trên dưới 40°C kể từ cuối tháng 3.
Tại Trung Quốc, ngày 18-4, nhiệt độ lên tới 42,4°C ở Nguyên Dương, phía Đông Nam Trung Quốc, tức là chỉ cách 0,3°C so với kỷ lục toàn quốc về nhiệt độ trong tháng 4. Mặc dù không phá kỷ lục trong hầu hết các trường hợp, nắng nóng cũng phổ biến và gây chết người trên khắp Nam Á. Pakistan, Ấn Độ, Nepal và Bangladesh đều có nhiệt độ lên tới 40°C trong nhiều ngày. Tại Ấn Độ những đợt nắng nóng ở Ấn Độ thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 nhưng những năm gần đây, những đợt nắng nóng này xuất hiện sớm hơn và dài hơn.
Đôi nét về sóng nhiệt
Sóng nhiệt, (heat wave), hay cực nóng là một giai đoạn thời tiết nóng, kèm theo độ ẩm cao, đặc biệt là ở các quốc gia có khí hậu đại dương. Mặc dù các định nghĩa khác nhau, một đợt nắng nóng thường được so với khí hậu thông thường trong khu vực và so với nhiệt độ bình thường trong mùa.
Thuật ngữ này được áp dụng cho cả các biến thể thời tiết nóng và các đợt thời tiết nóng bất thường chỉ có thể xảy ra một lần trong một thế kỷ. Những đợt nắng nóng gay gắt đã gây ra thảm họa mất mùa, hàng ngàn người chết vì tăng thân nhiệt, tăng nguy cơ cháy rừng ở những vùng hạn hán và mất điện trên diện rộng do sử dụng điều hòa không khí ngày càng nhiều.
Khi tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu gia tăng và nhiệt độ toàn cầu tiếp tục cao, các nhà khoa học cho biết, các đợt nắng nóng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, các đợt nắng nóng nguy hiểm sẽ xuất hiện thường xuyên hơn từ 3-10 lần vào đầu thế kỷ. Tại các vùng nhiệt đới, trong đó có phần lớn châu Á, mọi người có thể tiếp xúc với cái nóng nguy hiểm hầu hết các ngày trong năm. Những ngày có “nhiệt độ cực kỳ nguy hiểm”, tức là 51°C, có thể tăng gấp đôi và các chuyên gia cho rằng, những mức nhiệt đó khiến con người gặp nguy hiểm.
Các đợt nắng nóng thường có những tác động phức tạp đối với nền kinh tế của con người, do năng suất của người lao động thấp hơn, sự gián đoạn của các quy trình nông nghiệp và công nghiệp cũng như thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng không thích ứng với nhiệt độ cực cao. Sóng nhiệt đã trở nên thường xuyên hơn và trên đất liền dữ dội hơn, hầu như ở khắp mọi nơi kể từ những năm 1950, do biến đổi khí hậu.
Khuyến nghị chuyên gia về phòng ngừa, đối phó với sóng nhiệt
Phần lớn châu Á đã bị ảnh hưởng nặng nề trong hai tuần qua khiến nhiều người thiệt mạng vì say nắng ở Ấn Độ và Thái Lan. Tại Mỹ hơn một nửa dân phải đối mặt với đợt nắng nóng lịch sử cao hơn mức trung bình từ 20 đến 30 độ F.
Nhiệt độ cực nóng trên khắp khu vực Nam và Đông Nam Á dự kiến còn tiếp tục diễn biến phức tạp, vì vậy mọi người cần biết để phòng ngừa, đối phó.
Nhiều nghiên cứu có xu hướng phát hiện ra rằng các đợt nắng nóng đầu mùa hè có thể gây tử vong cao hơn so với các đợt nắng nóng vào cuối mùa. Nó thay đổi cách chúng ta nghĩ về nhiệt để xem xét các tác động quanh năm của nó chứ không chỉ những lần phơi nhiễm lâu nhất và khắc nghiệt nhất. Nhóm dễ bị tổn thương nhất là người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, trẻ em dưới 1 tuổi, người dùng một số loại thuốc theo toa, người mắc một số bệnh mãn tính, người làm việc ngoài trời và nông nghiệp, người vô gia cư và người mang thai… sẽ không chịu nổi nhiệt độ cao hơn vào đầu mùa, do đó cần phải có giải pháp bảo vệ.
Một số biện pháp phòng, chống nắng nóng theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng:
Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hay lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng. Nếu thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, ví dụ như xả nước mát. Nghỉ ngơi nếu thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt…
Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
Người dân nên ăn thức ăn, uống nước đã nấu chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi người cần uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Người dân tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Các gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Người dân cũng cần thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng (bọ gậy); loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, không cho muỗi đẻ trứng..
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác