Bác sĩ chỉ dẫn cách xử lý khi bị hạ đường huyết

Thứ ba - 03/12/2024 23:17
Thông thường, tăng đường huyết liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa, nhất là đái tháo đường. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu hạ dưới mức 70 mg/dL (dưới 3,9 mmol/l) khiến cơ thể bị thiếu hụt glucose cung cấp cho các hoạt động, gây nên các rối loạn cho cơ thể.
bs huynh thi thuy ai
BSCKI. HUỲNH THỊ THÚY ÁI
Chuyên khoa Nội; Nội tiết 
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu (glucose) của cơ thể thấp hơn mức tiêu chuẩn và thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng các loại thuốc và nhiều tình trạng bệnh lý khác tuy hiếm gặp cũng có thể gây hạ đường huyết ở những người không bị tiểu đường.

Hạ đường huyết cần được điều trị ngay lập tức để nhanh chóng đưa lượng đường trong huyết trở lại mức tiêu chuẩn bằng cách ăn hoặc uống nhiều đường hoặc dùng thuốc. Điều trị lâu dài đòi hỏi phải xác định và điều trị nguyên nhân gây hạ đường huyết.

2. Triệu chứng

Nếu lượng đường trong máu xuống quá thấp sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như người nhợt nhạt, run rẩy, đổ mồ hôi, đau đầu, đói hoặc buồn nôn, nhịp tim không đều hoặc nhanh, mệt mỏi, căng thẳng hoặc lo lắng, khó tập trung, chóng mặt hoặc choáng váng, ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi hoặc má… Trầm trọng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm lú lẫn, hành vi bất thường hoặc cả hai, chẳng hạn như không thể hoàn thành các công việc thường ngày; mất khả năng phối hợp; nói lắp bắp; mờ mắt , ác mộng, nếu ngủ và nếu nghiêm trọng có thể mất ý thức, co giật

nn tc ha duong 2

3. Nguyên nhân

  1. Nếu mắc bệnh tiểu đường:

Nếu bị tiểu đường, cơ thể không tạo ra insulin (bệnh tiểu đường tuýp  1) hoặc ít phản ứng với insulin hơn (bệnh tiểu đường tuýp 2). Do đó, glucose tích tụ trong máu và có thể đạt đến mức cao nguy hiểm.  Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để hạ lượng đường trong máu.

Nhưng quá nhiều insulin hoặc các loại thuốc tiểu đường khác có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm quá nhiều, gây hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu ăn ít hơn bình thường sau khi uống liều thuốc tiểu đường thông thường hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường.

  1. Nếu không mắc bệnh tiểu đường:
Hạ đường huyết ở những người không bị tiểu đường ít phổ biến hơn. Nguyên nhân có thể bao gồm:
  1. Thuốc: Các loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là ở trẻ em hoặc những người bị suy thận. Một ví dụ là quinine (Qualaquin), được sử dụng để điều trị sốt rét.
  2. Uống rượu quá nhiều: Uống nhiều rượu mà không ăn có thể khiến gan không giải phóng glucose từ kho dự trữ glycogen vào máu dẫn đến hạ đường huyết.
  3. Mắc một số bệnh hiểm nghèo: như viêm gan nặng hoặc xơ gan, nhiễm trùng nặng, bệnh thận và bệnh tim tiến triển có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn thận cũng có thể khiến cơ thể bạn không bài tiết thuốc đúng cách, ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu.
  4. Đói lâu dài: Hạ đường huyết có thể xảy ra do suy dinh dưỡng và đói nếu không ăn đủ thức ăn, và lượng glycogen dự trữ mà cơ thể bạn cần để tạo ra glucose bị sử dụng hết. Một rối loạn ăn uống được gọi là chán ăn tâm thần là một ví dụ về tình trạng có thể gây hạ đường huyết và dẫn đến đói lâu dài.
  5. Sản xuất quá nhiều insulin:  Một khối u hiếm gặp ở tuyến tụy (u insulin) có thể khiến bạn sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Các khối u khác cũng có thể dẫn đến sản xuất quá nhiều các chất giống insulin. Các tế bào bất thường của tuyến tụy sản xuất insulin có thể dẫn đến giải phóng insulin quá mức, gây hạ đường huyết.
  6. Thiếu hụt hormone: Một số rối loạn tuyến thượng thận và khối u tuyến yên có thể dẫn đến lượng hormone nhất định điều chỉnh quá trình sản xuất hoặc chuyển hóa glucose không đủ. Trẻ em có thể bị hạ đường huyết nếu chúng có quá ít hormone tăng trưởng.
  7. Hạ đường huyết sau ăn: Hạ đường huyết thường xảy ra khi bạn chưa ăn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Đôi khi các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra sau một số bữa ăn nhất định, nhưng lý do chính xác tại sao điều này xảy ra y học vẫn chưa hiểu hết . Loại hạ đường huyết này, được gọi là hạ đường huyết phản ứng hoặc hạ đường huyết sau ăn, có thể xảy ra ở những người đã phẫu thuật ảnh hưởng đến chức năng bình thường của dạ dày. Phẫu thuật thường liên quan nhất đến tình trạng này là phẫu thuật cắt dạ dày, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những người đã phẫu thuật khác.

4. Biến chứng

Hạ đường huyết cũng có thể gây ra: Chóng mặt và yếu, ngã, chấn thương, tai nạn xe cơ giới, Nguy cơ mắc chứng mất trí cao hơn ở người lớn tuổi, Không nhận thức được tình trạng hạ đường huyết. Hạ đường huyết không được điều trị có thể dẫn đến co giật, hôn mê, tử vong.

Theo thời gian, các đợt hạ đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến tình trạng không nhận thức được tình trạng hạ đường huyết. Cơ thể và não không còn tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như run rẩy hoặc nhịp tim không đều (đánh trống ngực). Khi điều này xảy ra, nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng, đe dọa tính mạng sẽ tăng lên.

Nếu bị tiểu đường, các đợt hạ đường huyết tái phát và không nhận biết được tình trạng hạ đường huyết, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị, nâng mục tiêu lượng đường trong máu.

Khi mắc tiểu đường, các đợt hạ đường huyết sẽ gây khó chịu. Nỗi sợ hạ đường huyết có thể khiến bạn dùng ít insulin hơn để đảm bảo lượng đường trong máu không xuống quá thấp. Điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không kiểm soát được. Hãy trao đổi với bác sĩ và không thay đổi thuốc điều trị tiểu đường, khoogn tự ý bỏ hay thay đổi liều dùng thuốc.

5. Phòng ngừa

Nếu bị tiểu đường, hay thực hiện theo đúng phác đô quản lý bệnh tiểu đường mà bác sĩ yêu cầu. Nếu bạn đang dùng thuốc mới, thay đổi chế độ ăn uống hoặc lịch trình dùng thuốc, hoặc thêm bài tập mới, hãy trao đổi với bác sĩ về những thay đổi này để kiểm soát nguy cơ hạ đường huyết.

Hãy tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng khi hạ đường huyết. Điều này có thể giúp xác định và điều trị hạ đường huyết trước khi hạ quá thấp. Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để phòng ngừa lượng đường huyết xuống quá thấp. Máy theo dõi glucose liên tục (CGM) là một lựa chọn tốt. CGM có một sợi dây nhỏ được đưa vào dưới da có thể gửi chỉ số đường huyết đến bộ thu. Nếu lượng đường huyết giảm quá thấp, CGM sẽ phát cảnh báo. Một số máy bơm insulin hiện được tích hợp với CGM và có thể tắt việc cung cấp insulin khi lượng đường huyết giảm quá nhanh để giúp ngăn ngừa hạ đường huyết.

Hãy đảm bảo luôn mang theo carbohydrate tác dụng nhanh, chẳng hạn như nước trái cây, kẹo cứng hoặc viên glucose để bạn có thể điều trị tình trạng lượng đường trong máu giảm trước khi nó xuống mức nguy hiểm.

Nếu bạn không bị tiểu đường: Đối với các đợt hạ đường huyết tái phát, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày là biện pháp tạm thời giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu xuống quá thấp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không được khuyến khích như một chiến lược dài hạn. Hãy khám và xác định cụ thể nguyên nhân hạ đường huyết để điều trị dứt điểm, ổn định.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?