“Tái tạo” đứt gân bánh chè, đứt dây chằng chéo

Thứ hai - 30/11/2020 09:01
Sáng 26/11, bệnh nhân H.V.Ph- sinh năm 1962, Tiền Giang, được chuyển vào phòng mổ của Bệnh viện Quốc tế Minh Anh để thực hiện ca mổ “tái tạo gân” do đứt gân bánh chè, đứt dây chằng chéo.

Theo bệnh nhân cho biết: Ông bị té xe cách nay 6 tháng, đã đi khám ở nhiều nơi, thậm chí đã được chụp MRI và chỉ định mổ, nhưng do tâm trạng lo lắng, sợ mổ nên chần chừ cho mãi tới hôm nay.

IMG 2503 minhanh 2
Bs. Trương Văn Tài (trái) và cộng sự chuẩn bị thực hiện ca mổ

Bs. Trương Văn Tài-chuyên khoa vi phẫu, Chấn thương chỉnh hình,  người trực tiếp thực hiện ca mổ này- cho biết: “do để lâu nên cơ co rút kéo xương bánh chè lên. Nếu  bệnh nhân đến sớm thì việc thực hiện sẽ nhẹ nhàng hơn, khi đó bác sĩ chỉ cần khâu nối gân bánh chè, khả năng phục hồi nhanh hơn và việc mổ tái tạo dây chằng chéo cũng có thể tiến hành ngay trong ca mổ này. Nhưng do đến trễ, tình trạng nặng: bệnh nhân đã mất vững khớp gối, đau trầm trọng, di chuyển khó khăn,… nên chúng tôi chia cuộc mổ thành hai giai đoạn: hôm nay sẽ giải quyết gân bánh chè trước, sau phục hồi mới tiếp tục thực hiện ca mổ tái tạo dây chằng chéo”

IMG 2525 minhanh 3


Ca mổ kéo dài trong 1h30’, bệnh nhân được gây tê tuỷ sống và các BS sẽ tái tạo gân bánh chè bằng cách lấy một mảnh cân cơ vùng đùi (fascia lata) để tái tạo thành gân bánh chè, sau đó khâu vào gân bánh chè và điểm bám xương bánh chè.

minhanh 4
Cân cơ vùng đùi (Fascia lata) và cũng là cân dầy và chắc nhất cơ thể (hình internet)

Ths BS Nguyễn Nam Anh- chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Quốc tế Minh Anh- cho biết thêm: “ Sau khi giải quyết tái tạo gân, bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt điều trị của bác sĩ, chân bất động ở tư thế duỗi khoảng 5 tuần để gân bánh chè lành lại. Song song đó những bài tập vật lý trị liệu chuyên biệt để tránh tình trạng teo cơ, cứng khớp sau mổ để khớp gối trở lại biên độ cử động và phục hồi chức năng khớp gối. Sau khi đánh giá kế quả điều trị giai đoạn 1 sẽ tiến hành thực hiện mổ tái tạo dây chằng chéo”.

Được biết, việc điều trị được chia thành hai giai đoạn như vậy sẽ tránh cho bệnh nhân phải trải qua ca mổ kéo dài: vừa phải mổ hở vừa phải mổ nội soi, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cũng như tăng quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân.

Nguồn tin: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?