Những câu hỏi cần biết về bệnh lý giảm tiểu cầu miễn dịch

Thứ hai - 23/09/2024 13:32
Trong nhóm bệnh về máu có chứng rối loạn máu hiếm gặp, y học gọi tên là giảm tiểu cầu miễn dịch. Một trong những triệu chứng dễ thấy là dễ bị bầm tím, chảy máu nhiều hơn bình thường khi bị thương hoặc phẫu thuật mà không có lý do rõ ràng. Dưới đây là những câu hỏi cần biết về căn bệnh này giúp chúng ta phòng ngừa, chữa trị.
BS Dung
ThS.BSCKII Cồ Nguyễn Phương Dung
Chuyên khoa Huyết học 
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
 

1. Giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh gì?

Giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenia), gọi tắt ITP, là một rối loạn máu dẫn đến các vết bầm tím và chảy máu dễ dàng hoặc quá mức. Lý do, lượng tiểu cầu thấp bất thường, tức các tế bào làm đông máu. Nói cách khác, nồng độ của các tế bào giúp đông máu hay tiểu cầu quá thấp khiến chảy máu quá mức.

Trẻ em và người lớn đều có thể bị ITP. Ở trẻ, sau khi bị nhiễm vi-rút dễ mắc bệnh nhưng thường tự khỏi mà không cần điều trị. Còn ở người lớn, bệnh kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nếu nặng, có thể phải dùng thuốc để tăng số lượng tiểu cầu hoặc phẫu thuật.

2. ITP có những dấu hiệu gì?

Khi bệnh tiến triển bệnh nhân thướng có các dấu hiệu điển hình như:

  1. Dễ bị bầm tím
  2. Chảy máu vào da trông giống như những đốm nhỏ màu đỏ tím, còn được gọi là xuất huyết dưới da. Các đốm này chủ yếu xuất hiện ở cẳng chân như phát ban.
  3. Ở người già vết bầm tím này tự nhiên và dễ chảy máu hơn hay còn được gọi là ban xuất huyết.
  4. Chảy máu từ nướu răng hoặc mũi.
  5. Có máu trong nước tiểu hoặc phân.
  1. Ở phụ nữ máu kinh nguyệt bất thường.
  2. Máu chảy nhiều khi thực hiện phẫu thuật.

3. Lý do dẫn đến mắc ITP?

Giảm tiểu cầu miễn dịch thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch mắc lỗi, tấn công nhầm và phá hủy tiểu cầu, những tế bào giúp đông máu. Ở người lớn, nhiễm trùng HIV, viêm gan hoặc vi khuẩn gây loét dạ dày, được gọi là H. pylori, có thể gây ra ITP. Ở hầu hết trẻ em mắc ITP, rối loạn này theo sau một loại vi-rút, chẳng hạn như quai bị hoặc cúm.

ITP phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ. Nguy cơ dường như cao hơn ở những người cũng mắc các bệnh khác mà hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus.

4. Chẩn đoán và điều trị ITP ?


Để chẩn đoán giảm tiểu cầu miễn dịch, bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ của tiểu cầu. Chẩn đoán ITP dựa vào tổng phân tích tế bào máu ngoại vi  tiểu cầu và tiêu bản máu ngoại vi. ITP được nghi ngờ ở những bệnh nhân chỉ có giảm tiểu cầu đơn thuần (ví dụ, CBC và tiêu bản máu ngoại vi bình thường). Vì các biểu hiện ITP không đặc hiệu, nên cần được xét nghiệm đông máu, gan, và virus viêm gan C và HIV.

Xét nghiệm tủy xương không bắt buộc nhưng được thực hiện nếu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm tiêu bản máu cho thấy có bất thường ngoài giảm tiểu cầu, khi các đặc điểm lâm sàng không điển hình hoặc nếu bệnh nhân không đáp ứng với các điều trị tiêu chuẩn.

Ở bệnh nhân với ITP, xét nghiệm tủy xương cho thấy số lượng mẫu tiểu cầu bình thường hoặc tăng lên trong một mẫu tủy xương bình thường.

Thông thường nếu nhẹ, phương pháp điều trị có thể không cần gì nhiều hơn là theo dõi và kiểm tra tiểu cầu thường xuyên. Đối với người lớn, nếu số lượng tiểu cầu vẫn tiếp tục giảm và không có dấu hiệu cải thiện, sẽ cần phải đưa ra phương pháp điều trị phù hợp bởi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc trở thành mãn tính.

Điều trị gồm thuốc tăng số lượng tiểu cầu hoặc phẫu thuật để cắt bỏ lá lách, điều này dựa trên quyết định của bác sĩ và cá nhân người bệnh. Riêng trường hợp chảy máu nghiêm trọng cần được cấp cứu khẩn cấp để không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Chăm sóc cấp cứu thường bao gồm truyền các chất cô đặc tiểu cầu. Steroid và globulin miễn dịch cũng có thể được truyền qua tĩnh mạch.

news 1653469477

6. ITP có biến chứng gì nghiêm trọng?

Một biến chứng hiếm gặp của giảm tiểu cầu miễn dịch là chảy máu vào não, có thể gây tử vong. Đối với phụ nữ đang mang thai nếu mắc ITP thì cần được chỉ định điều trị để duy trì số lượng tiểu cầu ổn định, có tính đến các ảnh hưởng đối với thai nhi, nhất là nhóm phụ nữ trẻ. Nguy cơ dường như cao hơn ở những người cũng mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus và hội chứng antiphospholipid. ITP thường không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng số lượng tiểu cầu của em bé nên được xét nghiệm ngay sau khi sinh.

7. Cách kiểm soát,phòng ngừa ITP?

Dù không chữa được hoàn chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nếu dùng thuốc và áp dụng lối sống khoa học, ăn uống cân bằng sẽ kiểm soát được bệnh:

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng bao gồm tinh bột, đạm, chất béo; ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

- Ăn chín, uống sôi phòng ngừa nhiễm trùng.

- Xử lý và ngăn ngừa chảy máu như bình tĩnh, dừng hoạt động, giữa chặt áp lực lên vết thương, chường đá lạnh để hạn chế chảy máy, sau đó nên đến cơ sở y tế gần nhất.

- Chế độ ăn ít muối, ít đường vì thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ tăng huyết áp, đái tháo đường;  bổ sung canxi để đảm bảo phát triển về xương

- Theo dõi và tái khám tại cơ sở y tế có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm định kỳ hoặc ngay khi có các biểu hiện bất thường.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?