Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao

Thứ sáu - 02/02/2024 08:39
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý không còn xa lạ với người Việt Nam nhưng nhóm nguy cơ cao là ai và cách phòng tránh thế nào hiện nhiều người chưa rõ và rất quan tâm. Dưới đây là một số giải giải đáp do bác sĩ tư vấn.
bs nguyen nam anh
ThS. BS. NGUYỄN NAM ANH
Chuyên khoa Cơ xương khớp và Chấn thương chỉnh hình
Trưởng đơn vị Chăm sóc vết thương
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

I. Đôi nét về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm (Herniated disk) đề cập đến vấn đề xảy ra với một trong các đệm đàn hồi, được gọi là đĩa đệm, nằm giữa các xương xếp chồng lên nhau hay đột sống tạo thành cột sống.

Đĩa đệm cột sống có một trung tâm mềm như thạch gọi là nhân, được bọc trong một lớp vỏ ngoài dẻo dai hơn, là vòng sợi. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một số nhân bị đẩy ra ngoài qua vết rách ở vòng sợi. Thoát vị đĩa đệm đôi khi còn được gọi là trượt đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, phổ biến là vùng lưng dưới. Tùy thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm mà nó có thể dẫn đến đau, tê hoặc yếu ở cánh tay hoặc chân. Khi mắc bệnh, người thì có triệu chứng người thì không, triệu chứng có xu hướng cải thiện hay tăng theo thời gian.

Ngoài thắt lưng, chúng cũng có thể xảy ra ở cổ. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm và liệu đĩa đệm có đè lên dây thần kinh hay không và thường ảnh hưởng đến một bên cơ thể, gây đau cánh tay hoặc chân. Nếu thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới, sẽ cảm thấy đau ở lưng dưới, mông, đùi và bắp chân hoặc đau ở một phần bàn chân. Nếu ở cổ, xuất hiện cảm giác  đau vai và cánh tay, nhất là khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển vào một số tư thế nhất định. Cơn đau thường được mô tả là sắc nét hoặc nóng rát.
Tê hoặc ngứa ran, yếu đuối các cơ do dây thần kinh bị ảnh hưởng, nhất là khi vấp ngã hoặc nâng vác đồ đạc. Đối với nhóm không có triệu chứng chỉ có thể nhìn qua phim chụp cột sống.

II. Nhóm có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao

Như đề cập, cột sống của con người chứa 24 xương đốt sống. Giữa mỗi đốt sống là một đĩa đệm, nó được tạo ra bằng sụn trơn với phần giữa mềm. Mặc dù chúng có độ bền tự nhiên nhưng đĩa đệm có thể bị trượt, rách hoặc thoát vị do chấn thương hoặc thoái hóa cấp tính. Do cuộc sống năng động, bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng ngày trẻ hóa nhưng thường gặp trong nhóm đối tượng sau:

1. Công việc đòi hỏi thể chất

Nghề nghiệp hoặc mức độ hoạt động có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Những công việc đòi hỏi phải nâng, uốn, vặn, kéo hoặc đẩy lặp đi lặp lại có thể làm tăng sự hao mòn trên cột sống.  Nhóm này tập trung ở những người lao động chân tay hay lao động phổ thông phải thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, thực hiện các hoạt động chân tay như khuân vác khiến nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát vị ra ngoài, chèn ép các dây thần kinh tủy sống và dẫn đến các cơn đau.
Giải pháp: Nhiều công việc hoặc môn thể thao đòi hỏi thể chất vẫn đẩy nhanh quá trình thoái hóa tự nhiên của cột sống, vì vậy cần tuân thủ các hướng dẫn về an toàn để làm giảm nguy cơ chấn thương.

2. Kỹ thuật nâng không đúng cách

Mọi người đều phải đối mặt với việc di chuyển những vật nặng, cồng kềnh theo thời gian. Kỹ thuật nâng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cho dù thỉnh thoảng nâng vật nặng. 

Giải pháp:  Khi nâng vật nặng cần nâng đúng cách, đứng hướng, nâng từ từ, hạn chế nâng  bằng lưng. Hjan chế xoay người khi nâng hoặc đặt vật xuống, nếu nặng cần sự trợ giúp từ bên ngoài.

3. Tuổi và giới tính

Khi còn trẻ, cột sống dẻo dai hơn. Qua năm tháng, xương đốt sống trở nên giòn và các đĩa đệm đốt sống bắt đầu cứng lại. Quá trình này được gọi là thoái hóa đĩa đệm và là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm. Mọi người đều bị thoái hóa đĩa đệm khi về già và nếu có tiền sử  mắc bệnh này thì nguy cơ và triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn. 
Nam giới cũng có nhiều khả năng bị thoát vị đĩa đệm hơn nữ giới. Trên thực tế, nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 50 có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao nhất.

Giải pháp: Khi tuổi cao cần làm việc và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, thực hiện công việc phù hợp với độ tuổi, không nên cố quá mức.

4. Trọng lượng cơ thể

Cột sống nâng đỡ toàn bộ phần trên cơ thể nên không có gì ngạc nhiên khi trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, nguy cơ thoát vị đĩa đệm và đau lưng có thể cao hơn vì trọng lượng tăng thêm sẽ làm tăng áp lực lên cột sống của cơ thể.

Giải pháp: Nên duy trì trọng lượng cơ thể ở ngưỡng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.  BMI là chỉ số khối cơ thể tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao, mét hoặc cm.  BMI bình thường dao động trong khoảng 18,5 - 24,9, nếu vượt ngưỡng này được xem là thừa cân, trên 30 được xem là béo phì.

5. Hút thuốc lá

Một số thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như: gối đầu quá cao trong khi ngủ, đeo túi nặng lệch ở một bên trong thời gian dài, ngồi không đúng tư thế … cũng ảnh hưởng xấu tới đĩa đệm và gây ra hiện tượng thoát vị. Riêng hút thuốc lá có liên quan rất mật thiết đến tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Các chuyên gia tin rằng hút thuốc làm giảm lượng oxy mà đĩa đệm cột sống của bạn nhận được, nên đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, sớm bị thoát vị đĩa đệm.

Giải pháp: Nên điều chỉnh lối sống theo hướng tích cực, hạn chế rượu bia, tránh xa thuốc lá và duy trì cuộc sống vận động. Luyện tập các môn thể thao phù hợp với bản thân.

6. Mắc bệnh cột sống bẩm sinh

Như gù vẹo, gai cột sống hoặc từng bị chấn thương va đập nhưng không điều trị triệt dẫn đến tổn thương cấu trúc đĩa đệm và cuối cùng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?