1. Nấm móng là bệnh gì ?
Nấm móng (Nail fungus) là một tình trạng phổ biến bắt đầu từ đốm trắng hoặc vàng dưới đầu móng tay hoặc móng chân. Khi tiến triển, nó có thể khiến móng bị đổi màu, dày lên và vỡ vụn ở mép. Nấm móng có thể xuất hiện ở một số móng tay. Nếu nhẹ và không ảnh hưởng đến cuộc sống thì không cần điều trị. Nếu nấm móng gây đau và gây ra móng dày, các bước tự chăm sóc và thuốc có thể giúp ích. Nhưng ngay cả khi điều trị thành công, nấm móng thường quay trở lại. Khi lây nhiễm vào các khu vực giữa của ngón chân thì được gọi là bệnh nấm chân (athlete's foot).
Bệnh nấm móng tay có khá nhiều điểm tương đồng với bệnh vảy nến nên dễ nhầm, và điều trị cũng không giống nhau. Nhiều người áp dụng sai cách dẫn đến bệnh kéo dài dai dẳng không thuyên giảm. Cả vảy nến lẫn nấm móng tay đều có phần móng bị đổi màu, nứt hoặc tách ra khỏi lớp da nhưng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như đối tượng mắc bệnh cũng không đồng nhất.
Bệnh vảy nến móng là bệnh mãn tính liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch khiến cho các tế bào da phát triển mạnh mẽ hơn bình thường trong khi đó nấm móng lại xảy ra do nhiễm trùng nấm, khiến cho móng xuất hiện các đốm màu trắng đục hoặc vàng. Bệnh gây đau và mất thẩm mỹ.
Về triệu chứng vảy nến móng tay có phần móng chuyển sang vàng hoặc nâu, có thể bị tách ra khỏi lớp da bên dưới. Vi khuẩn xâm nhập vào vùng da dưới móng này gây nhiễm trùng, móng trở nên lỏng lẻo, dễ bị vỡ. Còn nấm móng có thể khiến móng tay bị rỗ, dày sừng hoặc biến dạng, chuyển sang tối màu, giòn và có mùi hôi. Móng giòn và dễ gãy, đôi khi, nấm móng có thể lây nhiễm sang giữa các ngón tay và vùng da bàn tay, giữa các ngón chân và vùng da bàn chân.
2. Bệnh nấm móng do đâu mà ra?
Nhiễm nấm móng tay do các sinh vật nấm khác nhau gây ra, chủ yếu là do nấm có tên dermatophyte. Nấm men và nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng móng. Các yếu tố khác có, giảm lưu thông máu đến chân và hệ thống miễn dịch suy yếu nhưng bệnh hiếm khi lây nhiễm từ người sang người.
Nhóm người có nguy cơ bị nhiễm nấm cao gồm nhóm mắc tiểu đường, trên 65 tuổi, đeo móng tay giả, bơi trong bể bơi công cộng, bị thương móng tay, bị tổn thương da quanh móng tay, có ngón tay hoặc ngón chân ẩm ướt trong một thời gian dài, có một hệ thống miễn dịch suy yếu, mang giày bít mũi, chẳng hạn như giày tennis hoặc ủng…
Nhiễm trùng móng xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới hơn ở nữ giới và nhiễm trùng ở người lớn thường xuyên hơn ở trẻ em. Nếu có các thành viên trong gia đình mắc các loại bệnh nhiễm nấm này, thì bản thân có nhiều khả năng mắc phải căn bệnh này.
Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị nhiễm nấm móng vì máu lưu thông kém. Móng tay cũng mọc chậm hơn và dày hơn khi chúng ta già đi. Triệu chứng như đề cập, da móng dày lên, đổi màu, giòn và dễ gãy, móng bị biến dạng, phát mùi hôi. Nấm móng có thể ảnh hưởng đến móng tay, nhưng phổ biến vẫn là ở móng chân.
Một số trường hợp nghiêm trọng, nấm móng có thể gây đau đớn, tổn thương vĩnh viễn cho móng của người bệnh. Có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác lan ra ngoài bàn chân nếu người bệnh có một hệ thống miễn dịch bị ức chế do thuốc, bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính khác.
3. Phòng ngừa và điều trị nấm móng
Về phòng ngừa nấm móng cũng rất đa dạng và đơn giản nhưng cần kiên trì, như vệ sinh hàng ngày, rửa tay và chân thường xuyên, giữ ẩm cho móng sau khi rửa. Nên cắt móng tay thẳng, làm phẳng các cạnh bằng dũa. Khử trùng dụng cụ cắt móng tay sau mỗi lần sử dụng. Thay tất thường xuyên nếu thấm ướt, thấm mồ hôi, nên mang giày sạch, thông thoáng. Nếu có tiền sử mắc bệnh vẩy nến thì nên điều trị đồng thời các bệnh này, riêng nhóm bị tiểu đường nên duy trì đường huyết ở ngưỡng có lợi, ăn uống cân bằng, đủ chất và năng luyện tập.
Điều trị nấm móng phụ thuộc vào mức độ bệnh và có thể mất vài tháng. Có thể dùng thuốc theo đơn bác sĩ như thuốc chống nấm dạng uống hoặc bôi. Trong một số trường hợp có thể kết hợp các liệu pháp này mới mang lại hiệu quả. Sử dụng thuốc kháng nấm đường uống, gồm terbinafine (Lamisil) và itraconazole (Sporanox). Sơn thuốc móng tay hàng ngày theo toa có tên ciclopirox (Penlac) với thời gian khoảng 1 năm. Ngoài ra có thể dùng kem dưỡng móng, hiệu quả sau khi làm mỏng móng để giúp thuốc đi qua bề mặt móng cứng đến vùng nấm bên dưới tốt hơn..
Cuối cùng, nếu thuốc không phát huy có thể tư vấn phẫu thuật để loại bỏ móng vĩnh viễn nếu nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc gây đau đớn cùng cực.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác
Địa chỉ khám - chữa bệnh xã hội & da liễu uy tín:
https://benhxahoi.andongclinic.vn/nhung-can-benh-lay-qua-duong-quan-he-tinh-duc-thuong-gap-32.html?bl1