Làm gì khi bị dị ứng thuốc ?

Thứ năm - 15/06/2023 07:56
Dị ứng thuốc là một trong những biến chứng thường gặp trong điều trị y khoa . Đây là phản ứng quá mức xảy ra khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc bằng đường uống, tiêm, bôi da… Tuỳ theo cơ địa mà người dùng thuốc có thể bị dị ứng ở mức độ khác nhau. Nếu nặng có thể bị sốc phản vệ và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
ds nguyen ba hong
DS. NGUYỄN BÁ HỒNG
Trưởng khoa Dược Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc (drug allergy) là phản ứng dị ứng với một loại thuốc. Với phản ứng kiểu này, hệ thống miễn dịch của cơ thể dùng để chống lại nhiễm trùng và sinh bệnh. Hậu quả, phản ứng  có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, sốt và khó thở... Dị ứng thuốc chiếm từ 5-10% phản ứng tiêu cực với thuốc, phần còn lại là tác dụng phụ của thuốc.

Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp bảo vệ chúng ta tránh khỏi bệnh tật. Nó được thiết kế để chống lại những tác nhân gây bệnh ngoại lai như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hay các chất nguy hiểm khác. Khi bị dị ứng thuốc, hệ thống miễn dịch sẽ nhầm thuốc với tác nhân ngoại lai nói trên. Cụ thể hơn, để đối phó với những gì nó cho là mối đe dọa, hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Đây là những protein đặc biệt được lập trình để tấn công kẻ xâm lược. Phản ứng miễn dịch kiểu này dẫn đến viêm nhiễm, xuất hiện các triệu chứng như phát ban, sốt hay khó thở. Phản ứng miễn dịch có thể xảy lần đầu khi dùng thuốc nhưng cũng cũng có thể tái diễn nhưng những lần sau thường nhẹ và không có vấn đề gì.

2. Triệu chứng dị ứng thuốc

Các triệu chứng của dị ứng thuốc rất đa dạng từ nhẹ đến trầm trọng. Nếu nhẹ, thường khó nhận biết giống như phát ban. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Nó có thể gây ra sốc phản vệ vì đây là một phản ứng toàn thân đột ngột. Sốc phản vệ có thể xảy ra vài phút, cá biệt, có trường hợp, xảy ra trong vòng 12 giờ sau khi dùng thuốc.

Về cơ bản, các triệu chứng có thể bao gồm rối loạn nhịp tim, khó thở, sưng tấy, hay bất tỉnh. Sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời nên cần đưa ngay tới phòng cấp cứu gần nhất. Một số loại thuốc có thể gây ra phản ứng sốc phản vệ trong lần đầu tiên sử dụng như morphin, aspirin, thuốc hóa trị liệu, thuốc nhuộm được sử dụng trong một số tia X...

Nhóm thuốc kháng sinh như penicillin và kháng sinh sulfa như sulfamethoxazole-trimethoprim; aspirin; thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống co giật như carbamazepine và lamotrigine; thuốc được sử dụng trong liệu pháp kháng thể đơn dòng như trastuzumab và ibritumomab tiuxetan; thuốc hóa trị như paclitaxel, docetaxel và procarbazine.

Cũng cần phân biệt giữa tác dụng phụ với dị ứng thuốc. Dị ứng thuốc chỉ ảnh hưởng đến một số người nhất định. Nó luôn liên quan đến hệ thống miễn dịch và gây ra những tác động tiêu cực. Nhưng tác dụng phụ có thể xảy ra ở bất kỳ người nào khi dùng thuốc. Ngoài ra, nó thường không liên quan đến hệ thống miễn dịch. Tác dụng phụ là bất kỳ hành động nào của thuốc, có thể là hữu ích hoặc vô ích, không liên quan đến chức năng, cơ chế hoạt hóa chính của thuốc. Ví dụ, aspirin, được sử dụng để điều trị đau, thường gây ra tác dụng phụ có hại là đau dạ dày. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng phụ hữu ích là giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Acetaminophen (Tylenol), cũng được sử dụng để giảm đau, cũng có thể gây tổn thương gan. Và nitroglycerin, được sử dụng để mở rộng mạch máu và cải thiện lưu lượng máu, có thể cải thiện chức năng tâm thần như một tác dụng phụ.

3. Xử lý dị ứng thuốc thế nào để đạt hiệu quả?

Tùy thuộc vào mức độ phản ứng dị ứng của thuốc, có thể tránh hoàn toàn loại thuốc đó, thay thuốc hợp với cơ địa người dùng. Nếu nhẹ, bác sĩ vẫn có thể vẫn kê đơn thuốc đó, hoặc có thể kê một loại thuốc khác để giúp kiểm soát phản ứng của người dùng. Một số loại thuốc có thể giúp ngăn chặn phản ứng miễn dịch và giảm các triệu chứng như thuốc kháng histamin.

Thuốc kháng histamin ngăn chặn việc sản xuất histamine và có thể giúp làm dịu các triệu chứng này của phản ứng dị ứng. Hoặc kê đơn dùng Corticosteroid, giúp giảm viêm; hoặc kê thuốc giãn phế quản nếu dị ứng thuốc gây thở khò khè hoặc ho.... 

Hệ thống miễn dịch cơ thể có thể thay đổi theo thời gian, dị ứng sẽ thuyên giảm. Vì vậy, điều quan trọng là luôn làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách quản lý thuốc. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của dị ứng thuốc hoặc bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào do thuốc đang dùng, hãy trao đổi ngay lập tức với bác sĩ. Hãy nói với bác sĩ về tiền sử dị ứng khi kê đơn. Cân nhắc việc mang theo thẻ hoặc đeo vòng tay hoặc vòng cổ để xác định bạn bị dị ứng thuốc. Trong trường hợp khẩn cấp, thông tin này có thể cứu mạng cho người bệnh.

4. Giải pháp phòng tránh & hạn chế dị ứng thuốc

Thông thường, tình trạng dị ứng đối với một loại thuốc xảy ra ở những lần sau trầm trọng hơn lần trước. Do vậy, dùng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính tình thế  chứ không giải quyết được dứt điểm dị ứng. Cách tốt nhất là không để bị dị ứng và phải dự phòng theo những nguyên tắc sau:

·       Chỉ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, dùng thuốc, đúng liều và đúng thời hạn, không bỏ thuốc giữa chừng.

·       Không dùng thuốc theo lời đồn, mách bảo của người khác, không dùng đơn thuốc của người khác hoặc đưa đơn thuốc cũ, không cho người khác sử dụng đơn thuốc của mình.

·       Khi đi khám bệnh hoặc mua thuốc cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc  đã bị dị ứng và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

·       Nếu bản thân có tiền sử dị ứng, kể cả dị ứng thực phẩm cần cho bác sĩ biết.

·       Khi có những dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc như sốt, mệt mỏi khác thường, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, ngứa nổi mẩn trên da…cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?