1. Cơ chế gây bệnh giữa rượu và ung thư
Khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và phát hiện thấy rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Rất đa dạng, gồm chuyển hóa (phân hủy) ethanol trong đồ uống có cồn thành acetaldehyde, một hóa chất độc hại và có khả năng gây ung thư; acetaldehyde có thể gây tổn hại cho cả DNA (vật liệu di truyền tạo nên gen) và protein.
Các loại oxy phản ứng (các phân tử phản ứng hóa học có chứa oxy) được tạo ra có thể gây tổn hại cho DNA, protein và lipid (chất béo) trong cơ thể thông qua một quá trình gọi là oxy hóa. khả năng phân hủy và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng của cơ thể bị suy yếu có thể liên quan đến gia tăng nguy cơ mắc ung thư, bao gồm vitamin A; các chất dinh dưỡng trong phức hợp vitamin B, chẳng hạn như folate; vitamin C; vitamin D; vitamin E; và carotenoid.
Ngoài ra, rượu còn làm tăng nồng độ estrogen trong máu, một loại hormone sinh dục có liên quan đến nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng có thể chứa nhiều chất gây ô nhiễm gây ung thư được đưa vào trong quá trình lên men và sản xuất, chẳng hạn như nitrosamine, sợi amiăng, phenol và hydrocarbon.
Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người sử dụng cả rượu và thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, hầu (họng), thanh quản và thực quản cao hơn nhiều so với những người chỉ sử dụng rượu hoặc thuốc lá. Trên thực tế, đối với ung thư miệng và hầu, các rủi ro liên quan đến việc sử dụng cả rượu và thuốc lá là tăng theo cấp số nhân.
Nguy cơ mắc ung thư liên quan đến rượu của một người bị ảnh hưởng bởi di truyền. Ví dụ, cơ thể có thể chuyển hóa rượu thông qua hoạt động của một loại enzyme có tên alcohol dehydrogenase, hay ADH, chuyển hóa ethanol thành chất gây ung thư acetaldehyde ở gan. Nhiều người châu Á mang một phiên bản gen ADH mã hóa cho dạng "siêu hoạt động" của enzyme. Enzyme ADH siêu hoạt động này đẩy nhanh quá trình chuyển đổi rượu (ethanol) thành acetaldehyde độc hại như người gốc Nhật Bản và những người mang enzyme dạng ADH hay những người gốc Đông Á, mang một biến thể của gen ALDH2 mã hóa cho dạng enzyme bị lỗi cũng có tỷ lệ bị ung thư cao liên quan đến rượu.
2. Những loại ung thư do lạm dụng rượu
Theo Báo cáo Tiến triển Ung thư của AACR vừa công bố , lạm dụng rượu có thể làm gia tăng một số loại ung thư dưới đây:
· Ung thư đầu và cổ: Những người uống rượu ở mức trung bình có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng (trừ môi) và hầu (họng) cao gấp 1,8 lần và nguy cơ mắc ung thư thanh quản (hộp thanh quản) cao gấp 1,4 lần so với những người không uống rượu. Nếu uống nhiều tỷ lệ năng sẽ tăng gấp 5 lần, riêng nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao gấp 2,6 lần.
· Ung thư thực quản: Tiêu thụ rượu ở bất kỳ mức độ nào đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một loại ung thư thực quản được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản. So với không uống rượu, nguy cơ dao động từ cao hơn 1,3 lần đối với người uống ít rượu đến cao gần 5 lần đối với người uống nhiều rượu. Ngoài ra, những người thừa hưởng tình trạng thiếu hụt một loại enzyme chuyển hóa rượu được phát hiện có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản cao hơn nếu uống rượu .
· Ung thư gan: Uống nhiều rượu có liên quan đến nguy cơ mắc hai loại ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan và ung thư đường mật trong gan) cao tới 2 lần so với uống ít.
· Ung thư vú: Các nghiên cứu dịch tễ học liên tục phát hiện ra nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên khi lượng rượu tiêu thụ tăng. Những người uống ít có nguy cơ mắc ung thư vú tăng nhẹ (cao hơn 1,04 lần) so với những người không uống rượu. Nguy cơ tăng cao hơn ở những người uống vừa phải (hơn 1,23 lần) và những người uống nhiều (cao hơn 1,6 lần).
· Ung thư trực tràng: Tiêu thụ rượu ở mức độ vừa đến nặng có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng và trực tràng cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với không uống rượu.
3. Cách uống rượu không làm tăng nguy cơ ung thư
Trong báo cáo, AACR đưa ra các khuyến nghị về lượng rượu bạn có thể tiêu thụ một cách an toàn. Tốt nhất là nên uống ở mức độ vừa phải. Đối với phụ nữ, uống ít hơn một ly mỗi ngày và ít hơn hai ly mỗi ngày hoặc nam giới.
Đối với người đang dùng thuốc theo toa, bao gồm cả thuốc điều trị ung thư, hãy hỏi bác sĩ có được uống rượu hay không.
Ngoài ra, hãy thực hiện lối sống lành mạnh như không sử dụng thuốc lá, kể cả hút thụ động (tức hít vào khí người hút phả ra). Ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất. Hạn chế thịt chế biến, tránh ăn mặn, uống quá ngọt. Nên duy trì cân nặng hợp lý và năng hoạt động thể chất và bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời và nên tư vấn bác sĩ tiêm chủng ngừa vaccine để chống lại một số bệnh nhiễm trùng do virus như viêm gan B, HPV v.v.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác