Khuyến cáo thận trọng khi sử dụng ba nhóm vitamin, khoáng chất

Thứ hai - 04/11/2024 10:51
Nhiều người có quan niệm, thuốc bổ dùng càng nhiều càng tốt nhưng theo nghiên cứu, lạm dụng quá nhiều và dài kỳ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tử vong. Dưới đây là năm loại vitamin, khoáng chất phổ biến dễ bị lạm dụng.
ds nguyen ba hong
DS. NGUYỄN BÁ HỒNG
Trưởng khoa Dược Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
1. Nhóm vitamin
Nghiên cứu của Đại học Missouri, Mỹ phát hiện thấy có không ít người sử dụng vitamin bừa bãi vì cho rằng thuốc bổ có lợi cho sức khỏe nhưng khi dùng 3 loại sau cần lưu ý.
  1. ► Vitamin A

Theo AARP, tổ chức phi lợi nhuận, bảo vệ người lớn tuổi của Mỹ, vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của con người. Ví dụ, nó giúp cho trẻ phát triển bình thường, tham gia vào chức năng thị giác của mắt, giúp con người nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi thiếu vitamin A sinh ra hiện tượng quáng gà, nhất là khi trời nhá nhem…. Ngoài ra vitamin A còn rất quan trọng đối với thị lực, hệ thống miễn dịch, phân chia tế bào và nhiều chức năng khác.

Nếu dùng quá nhiều vitamin A gây độc cho gan như buồn nôn, nôn, chóng mặt, mờ mắt, nhức đầu dữ dội, đau cơ và các vấn đề về phối hợp. Thậm chí có thể làm tăng áp lực dịch não tủy, dẫn đến buồn ngủ, trầm trọng có thể gây tử vong.

Vitamin A có ở trong nhiều loại thực phẩm, nó tồn tại dưới dạng retinol, còn trong thực vật dưới dạng caroten (tiền vitamin A). Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, pho mát, rau muống, khoai lang, rau ngót, rau chân vịt, bí đỏ, cà rốt, xoài có chứa nhiều vitamin A.

Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm, Mỹ (FDA), nam giới nên sử dụng 900 mg vitamin A mỗi ngày, phụ nữ 700 mg mỗi ngày. Nếu dùng hơn 3.000 mg mỗi ngày có thể bị ngộ độc. Trong quá trình điều tra, truyền thông quốc tế đã tìm thấy một số loại thực phẩm chức năng chứa tới 7.500 mg vitamin A trong một viên thuốc.

  1. ► Vitamin B6

Vitamin B6 (pyridoxine) rất quan trọng cho sự phát triển của não, giúp cho hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin B-6 cũng có thể được dùng dưới dạng bổ sung như viên nang uống, viên nén hoặc chất lỏng.  Nguồn thực phẩm vitamin B-6 bao gồm thịt gia cầm, cá, khoai tây, đậu xanh và chuối.

Lạm dụng vitamin B6 có thể gây tổn thương thần kinh , đau dây thần kinh, thiếu kiểm soát cơ hoặc phối hợp cơ (mất điều hòa), tổn thương da đau đớn, các triệu chứng tiêu hóa, như ợ nóng và buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời (nhạy cảm ánh sáng), tê, giảm khả năng cảm nhận đau hoặc nhiệt độ khắc nghiệt. Ngoài ra Vitamin B6 có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc hóa trị, thuốc hoạt động như một chất ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc chống co giật…

► Vitamin D

Vitamin D là thành phần cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, do canxi là thành phần chính của xương và chỉ có thể được cơ thể hấp thụ khi có vitamin D. Cơ thể vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da và chuyển hóa chất trong da thành dạng hoạt động của vitamin (calciferol). Khi dùng vitamin D, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ vitamin D trong máu xem có cần bổ xung hay không.

Theo khuyến cáo, một người trưởng thành không nên uống quá 100 mcg hoặc 4.000 IU vitamin D mỗi ngày. Dùng quá liều vitamin D có thể gây ra quá nhiều canxi trong máu, gây nhầm lẫn, mất nước, sỏi thận, buồn nôn và nôn mửa, đồng thời có thể dẫn đến nhịp tim không đều và tử vong.

Vitamin D không có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng có thể dùng sữa bổ sung vitamin D, ngũ cốc bổ sung và các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi. Người già cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin D do họ ít dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D.

Ngoài ba chất bổ sung đặc biệt nguy hiểm trên, các chuyên gia khuyến nghị mọi người thận trọng khi sử dụng các loại vitamin tổng hợp, bởi vậy cần tư vấn bác sĩ khi sử dụng 3 loại vitamin nói chung lẫn vitamin tổng hợp.

2. Canxi

Trong cơ thể canxi chiếm 1,5 - 2% trọng lượng, 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Đây là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng, nó kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Canxi là loại khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất được, cần thiết cho sức khỏe của xương, răng và khả năng vận động. Canxi và vitamin D thường được dùng cùng nhau để xương chắc khỏe và tăng khả năng hấp thu.

Không có xét nghiệm nào để kiểm tra mức canxi trong cơ thể, vì vậy khó có thể biết tiêu thụ bao nhiêu là đủ lượng canxi hằng ngày. Theo khuyến cáo, mọi người nên bổ sung tổng cộng 1.200 miligam canxi mỗi ngày, đặc biệt là phụ nữ đang đến gần và bước qua thời kỳ mãn kinh, vì rủi ro loãng xương gia tăng.

Dùng quá nhiều chất bổ sung canxi có thể gây ra các vấn đề về tim và sỏi thận. Các triệu chứng quá liều canxi bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, suy giảm chức năng thận, tăng độ pH của máu. Các thực phẩm có canxi gồm sữa chua, nước cam và phô mai mozzarella.

3. Sắt

Sắt đóng một vai trò quan trọng trong sinh học, tạo thành các phức chất với oxy phân tử trong hemoglobin và myoglobin; hai hợp chất này là các protein xử lý oxy phổ biến ở động vật có xương sống (hemoglobin để vận chuyển oxy và myoglobin để lưu trữ oxy). Sắt cũng là kim loại tại vị trí hoạt động của nhiều enzyme oxy hóa khử quan trọng liên quan đến hô hấp tế bào và oxy hóa và khử ở thực vật và động vật. Sắt được phân phối khắp cơ thể con người, và đặc biệt có nhiều trong huyết sắc tố. Tổng hàm lượng sắt trong cơ thể người trưởng thành là khoảng 3,8 gam ở nam và 2,3 gam ở nữ.

Một hậu quả khác của thiếu sắt là nguy cơ hấp thu chì từ đường tiêu hóa sẽ cao, gây ra ngộ độc chì cho cơ thể. Những đứa trẻ thiếu sắt thì nguy cơ ngộ độc chì rất cao, dễ tổn thương cho hệ thống tái tạo máu và hệ thần kinh trung ương. Đối tượng chính hay bị thiếu sắt thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ có thai và trẻ em. Nguyên nhân là do cơ thể không hấp thu sắt kém, hay do nhiễm giun sán, dị ứng, kinh nguyệt… hoặc nhu cầu cơ thể quá cao trong một số giai đoạn tăng trưởng nhanh và hồi phục sau khi bệnh. Do đó thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt và ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hoá của tế bào do thiếu hụt các men chứa sắt. Ngược lại quá tải sắt trong cơ thể cũng gây ra ứ đọng sắt tại các mô như tim, gan, tuyến nội tiết..... dẫn đến rối loạn trầm trọng chức năng các cơ quan này.

Thừa sắt hay Hemochromatosis là một dạng rối loạn gây ra bởi sự hấp thu quá nhiều sắt từ thực phẩm mà bạn tiêu thụ, dẫn đến tập trung quá nhiều sắt trong máu. Nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi cơ thể bạn không có các để loại bỏ lượng sắt dư thừa. Sắt dư thừa sẽ tích lũy lại ở: gan, tim, tụy và các khớp. Người trưởng thành có thể dùng tới 45mg sắt hoặc ít hơn từ thực phẩm bổ sung, thức ăn và đồ uống hằng ngày. Tiêu thụ sắt quá liều sẽ gây tiêu chảy, nôn mửa và suy nhược, gây ra vấn đề với gan và tim vì tích tụ trong các mô. Các thực phẩm có chất sắt gồm ngũ cốc, hàu, đậu trắng và gan bò.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?