I. Đôi nét về hệ vi sinh vật trong cơ thể con người
Cơ thể chúng ta lưu trữ một số vi sinh vật khác nhau, được gọi chung là hệ vi sinh vật hay “bộ óc thứ hai” của cơ thể. Hệ vi sinh vật đề cập đến một nhóm tập thể các vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, nấm và vi rút, sống trong một môi trường cụ thể. Ở người, thuật ngữ này thường đề cập đến các vi sinh vật cư trú trong hoặc trên một bộ phận cơ thể nhất định, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa. Các cộng đồng vi sinh vật này đã được liên kết với một số quá trình từ chức năng bộ nhớ đến khả năng miễn dịch. Ở người, hệ vi sinh vật đường ruột có lượng vi khuẩn lớn nhất và lượng loài lớn nhất so với các vùng khác của cơ thể tạo ra một rào cản ngăn ngừa sinh vật gây bệnh.
Thành phần vi khuẩn của hệ vi sinh đường ruột thay đổi theo đường tiêu hóa. Trong dạ dày và ruột non, tương đối ít còn ở ruột kết lại đông đúc, tối đa 1012 tế bào mỗi gram nội dung đường ruột và là đại diện cho 300 đến 1000 loài khác nhau. Do phong phú mà vi khuẩn cũng chiếm tới 60% khối lượng khô phân. Nấm, protist, archaea và virus cũng có mặt trong hệ thực vật ruột non, nhưng ít được biết đến. Hơn 99% vi khuẩn trong ruột là kỵ khí, nhưng trong manh tràng, vi khuẩn hiếu khí lại có mật độ cao.
II. Những ngộ nhận về hệ vi sinh vật của cơ thể
1. Hệ vi sinh vật nhiều hơn tế bào người với tỷ lệ 10:1
Từ những năm 70 thế kỷ trước, nhiều người tin rằng hệ vi sinh vật trong cơ thể nhiều hơn tế bào người với tỷ lệ 10:1 nhưng theo nghiên cứu dài 20 năm của hai nhà vi sinh vật người Anh là Walker và Lesley Hoyles mang tên Nature Microbiology Perspective thì con số thực về tỷ lệ hệ vi sinh vật và tế bào là 1:1 hơn và khác nhau ở mỗi người.
2. Nghiên cứu hệ vi sinh vật là một lĩnh vực mới
Tốc độ nghiên cứu trong lĩnh vực này đã tăng tốc đáng kể trong 15 năm qua, nhưng đây không phải là một lĩnh vực mới. Trên thực tế, việc nghiên cứu đã được thực hiện từ lâu với nhiều người và nhiều thế hệ các nhà khoa học tham gia.
3. Thuật ngữ 'microbiome' có từ bao giờ ?
Joshua Lederberg, nhà sinh học phân tử người Mỹ là người đoạt giải Nobel với một sự nghiệp lẫy lừng. Mặc dù có nhiều thành tựu, nhưng ông không phải là người phát minh ra thuật ngữ 'microbiome' (hệ vi sinh vật của con người).
4. Có 1012 tế bào vi khuẩn trên mỗi gam phân người
Con số này thường thường được đề cập trong các nghiên cứu và bài báo khoa học phổ biến, nhưng ngay cả nguồn gốc của tuyên bố này cũng không cụ thể và khó tìm. Con số thực, được tính toán bằng các phương pháp hiện đại là gần 1010 tế bào.
5. Hệ vi sinh vật của con người nặng từ 1 đến 2 kg
Một lần nữa, con số này cũng rất khó xác định. Lý do, phần lớn hệ vi sinh vật của con người cư trú trong ruột kết và những vi sinh vật này thường chiếm chưa đến một nửa trọng lượng của chất rắn trong phân nên thường nặng dưới 500g.
6. Hệ vi sinh vật được thừa hưởng từ mẹ sau khi sinh
Một số hệ vi sinh vật của con người thực sự được truyền trực tiếp từ người mẹ, nó tăng mạnh nhất sau khi cai sữa. Quá trình này vẫn chưa được lý giải đầy đủ, nhưng người mẹ chắc chắn không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm về hệ vi sinh vật của con cái.
7. Hầu hết các hệ vi sinh vật gây bệnh
Các nhà nghiên cứu giải thích Pathobiome (hệ vi sinh vật gây bệnh) được định nghĩa khá lỏng lẻo và mơ hồ và không phù hợp cho thực hành lâm sàng. Mặc dù theo định nghĩa này thì hệ vi sinh vật được coi là mầm bệnh, nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh. Vì vậy, không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy hệ vi sinh vật là một quần thể có vai trò trong 'hầu hết' các bệnh ở con người.
8. Vi khuẩn đường ruột góp phần gây béo phì
Hệ vi sinh vật được kết nối với một số điều kiện quan trọng, nhưng quan niệm cho rằng vi khuẩn đường ruột góp phần gây béo phì vẫn mang tính ‘mơ hồ và mong manh’. Trên thực tế, các nghiên cứu về bệnh béo phì và hệ vi sinh vật ở người thường có kết quả trái ngược nhau, không thống nhất.
9. Hệ vi sinh vật đường ruột ‘quá tải’ về chức năng
Ngộ nhận này phần lớn nhắm vào các nhà nghiên cứu. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng mặc dù có nhiều loài vi sinh vật khác nhau có trong ruột người, nhưng nhiều loài trong số này thực hiện các chức năng tương tự nhau. Tuy nhiên, các kết luận này hiện vẫn chưa ngã ngũ đúng sai.
10. Hầu hết hệ vi sinh vật của con người là 'không thể nuôi cấy'
Đây là một ngộ nhận dựa trên nghiên cứu. Trên thực tế, một số lượng lớn thành phần vi khuẩn và vi khuẩn cổ của hệ vi sinh vật của chúng ta đã đã được nuôi cấy, mặc dù virus và nấm chưa thể. Tuy tốn nhiều thời gian và nguồn lực, nhưng việc tiếp cận với các loài vi khuẩn được nuôi cấy mang lại những lợi thế nhất định cho nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh cho con người.
III. Bí quyết tăng cường sức khỏe hệ vi sinh vật đường ruột
· Tăng cường chất xơ và uống đủ nước: Giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.Thực phẩm giàu chất xơ có trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt… Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
· Tăng cường thực phẩm hỗ trợ đường ruột: Như thực phẩm lên men có nhiều vi khuẩn lactic, probiotics tiêu diệt vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hoá như E.coli, Salmonella… giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể. Thực phẩm lên men như sữa chua, trong đó sữa chua vinamilk là một lựa chọn, dưa cải bắp, kim chi… giúp hình thành một hệ vi sinh vật tốt. Ngoài ra, các loại trà như: trà gừng, trà hoa cúc và bạc hà cũng có thể giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
· Tăng cường thực phẩm giàu prebiotic: Đây là những chất cung cấp một cách chọn lọc các vi khuẩn có liên quan đến đường ruột khỏe mạnh khi chúng ta tiêu thụ chúng. Prebiotics có nhiều trong táo, atisô, chuối, lúa mạch, yến mạch, hạt chia, hạt lanh, tỏi, hành, các loại đậu, trà xanh và đen…
· Trọng tâm thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau xanh, các loại thảo mộc tươi, trái cây, các loại hạt, và kết hợp các protein thực vật vào các bữa ăn để thúc đẩy một hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác