1. Đôi nét về Detox
Theo Bách khoa thư mở thuật ngữ Detox hay Detoxification trong tiếng Anh nghĩa là giải độc cơ thể. Đây là một loại phương pháp điều trị y học thay thế nhằm mục đích loại bỏ các "độc tố" không xác định khỏi cơ thể - những chất mà theo như những người đề xướng tuyên bố, rằng chúng đã tích lũy trong cơ thể và có thể gây ảnh hưởng tạm thời hoặc lâu dài tới sức khỏe của cá nhân. Các hoạt động liên quan đến việc "giải độc cơ thể" bao việc gồm ăn kiêng, nhịn ăn, hoặc ăn uống một cách tăng cường hoặc hạn chế hoặc tránh một số loại thực phẩm cụ thể (như chất béo, carbohydrate, trái cây, rau, nước ép, thảo mộc hoặc nước thường), các liệu pháp nhằm "làm sạch ruột", thải sắt hay loại bỏ các chất trám răng (nha khoa) ra khỏi cơ thể. Với mục đích quảng cáo "phòng ngừa bệnh", "nâng cao sức khỏe", "giảm cân", vân vân.
2. Detox liên quan gì đến làn da?
Xu hướng trên cũng khuyến khích ngành công nghiệp làm đẹp áp dụng phương pháp giải độc và hậu quả dẫn đến nhầm lẫn về ý nghĩa của “giải độc”. Do da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể nên nó có thể hút bụi bẩn, do vậy một số người tin rằng có thể “thanh lọc” da và loại bỏ tất cả những thứ “xấu” gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này hoàn toàn không có cơ sở đứng trên góc độ y khoa, mà đúng hơn là bảo vệ da khỏi các độc tố tiềm ẩn từ môi trường, như ô nhiễm và tia UV.
Cùng với chế độ ăn uống nghèo và tẩy tế bào chết và rửa mặt quá nhiều có thể làm cạn kiệt lớp ngoài cùng của da. Đây là lớp sừng hoặc hàng rào bảo vệ da, nó giúp giữ cho làn da khỏe mạnh bằng cách ngăn chặn các chất có thể gây lão hóa sớm và các tổn thương khác.
Các nhà khoa học và tổ chức y tế đã chỉ trích khái niệm detox vì sự thiếu căn cứ khoa học của nó và vì thiếu bằng chứng xác thực cho các tuyên bố. Lý do, các "độc tố" thường không được xác định cụ thể, hay có rất ít hoặc không có bằng chứng về sự tích lũy độc tố ở bệnh nhân. Tổ chức Sense About Science của Anh đã mô tả một số chế độ ăn kiêng và các sản phẩm thương mại của detox là "lãng phí thời gian và tiền bạc", còn Hiệp hội Dinh dưỡng Anh gọi ý tưởng này là "vô nghĩa" và là "hoang đường tiếp thị". Thậm chí có người còn cho rằng detox là "một trò lừa đảo, một khái niệm giả y khoa được thiết kế chỉ nhằm để bán các sản phẩm, thu lợi từ một phương pháp điều trị không có thật"v.v.
Mọi người có thể làm sạch da tùy ý hoặc để yên bởi việc “giải độc” này không thực sự loại bỏ bất kỳ chất độc nào cả. Thay vào đó, chính các cơ quan của cơ thể như thận và gan sẽ đảm nhận phần việc này như đã đề cập. Đôi khi, làn da của con người “có thể tự ngừng một số sản phẩm nếu không phù hợp”. Ví dụ, một tình trạng được gọi là phản vệ nhanh, nơi da “quen” với những thứ như kem steroid và chúng sẽ ngừng hoạt động. Trong trường hợp này, giải độc da có ý nghĩa, bác sĩ sẽ chuyển sang một loại steroid khác hợp với da hơn.
3. Các sản phẩm "giải độc da" thực sự là gì?
Đây là cách quảng cáo sai sự thật để tôn vinh các sản phẩm chăm sóc da mà họ bán ra. Đúng là da có thể sạch và mịn hơn sau khi đắp mặt nạ than, nhưng nó không phải là sản phẩm thải độc tố cho cơ thể và cho cả da nữa.
Như đã giải thích, không có sản phẩm nào có thể loại bỏ độc tố một cách vật lý vì da không có khả năng loại bỏ độc tố. Tuy nhiên, các sản phẩm có thể loại bỏ “bụi bẩn bám trên bề mặt da như bã nhờn dư thừa và tế bào da chết”. Những người có làn da quá nhạy cảm nên cẩn thận khi sử dụng sản phẩm được gọi là “giải độc” vì chúng gây kích ứng da, khiến da bị khô và đỏ. Ngay cả các sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa có thể làm giảm tác hại từ môi trường, nhưng chúng không thể kéo các chất có hại ra khỏi cơ thể. Thay vào đó, chúng ức chế hoặc loại bỏ các gốc tự do gây ra thiệt hại.
Trên thực tế, mồ hôi hầu như được tạo thành từ nước, do cơ thể con người bài tiết một lượng nhỏ các chất thải, như urê, qua nguồn nước này nhưng số lượng quá ít ỏi nên hầu như không có tác dụng. Không có bài tập tim mạch hoặc yoga đủ nóng để giúp giải độc tự nhiên cho cơ thể được.
Theo một nghiên cứu đánh giá năm 2015 công bố trên tạp chí Journal of Human Nutrition and Dietetics, không có bất kỳ loại chế độ ăn kiêng nào thuyết phục ăn uống hỗ trợ loại bỏ độc tố hay còn gọi là chế độ ăn uống “giải độc”. Tuy nhiên, các yếu tố của một số chế độ ăn này thường được xem là hỗ trợ, cải thiện. Lợi ích của chúng không liên quan gì đến việc giải độc nhưng thực phẩm bổ dưỡng, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe chung cho con người.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác