Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, nhằm chỉ hiện tượng quá cảm ngà răng khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua, thậm chí hít thở trong điều kiện không khí lạnh cũng có thể làm ê buốt chân răng.
Răng có cấu tạo bởi 3 phần: lớp men răng, lớp ngà răng, và trong cùng là ống tủy. 2 trong 3 trong đó nhạy cảm, có nghĩa là sẽ gây ê buốt nếu bị tổn thương.
Men răng (màu trắng) phía ngoài cùng. Đây là bộ phận, thậm chí được coi là cứng chắc nhất của cơ thể. Men răng cứng chắc, láng bóng với nhiệm vụ bảo vệ 2 phần nhạy cảm phía trong.
Khi men răng bị tổn thương sẽ lộ ra lớp thứ 2 là ngà răng màu nâu vàng. Đây là lớp chứa rất nhiều tế bào và ống thân kinh cảm giác của răng. Ngà răng bị lộ được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng răng nhạy cảm.
Các tác nhân gây ê buốt răng có thể kể ra như:
Do tổn thương cấu trúc răng: mòn men răng, mòn hở cổ răng, răng bị sứt mẻ… làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm.
Do tụt nướu răng gây lộ lớp ngà dưới chân răng, acid trong nước bọt và trong thực phẩm chuyển hóa làm cho chân răng bị mòn, men răng bị mài mỏng, gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh bên trong khiến răng ê buốt.
Do chải răng quá kỹ lưỡng, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao, hoặc chải răng không đúng cách ( chải ngang, mạnh, bàn chải răng cứng ) gây mất men răng làm răng bị ê buốt.
Do chế độ ăn chứa nhiều axít, như thức ăn muối chua, cam, chanh hoặc nước ngọt có gas, soda có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà là nguyên nhân răng ê buốt.
Do một số thói quen xấu gây hại cho răng như : thói quen nhai đá, nghiến răng khi ngủ vào ban đêm cũng dần khiến cấu trúc răng bị tổn thương.
Ê buốt răng khiến người ta mất đi niềm vui ăn uống làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu không loại bỏ được các nguyên nhân gây mòn răng, thì nhạy cảm ngà sẽ tiến triển nặng hơn và dẫn đến tình trạng viêm tủy không hồi phục.
Tại các phòng khám chuyên khoa răng có nhiều cách để giải quyết tình trạng nhạy cảm ngà, như dùng kem đánh răng chống ê buốt răng, bôi fluor tại phòng nha, mang khay fluor tại nhà, hoặc nếu quá ê buốt, sẽ trám lại các vùng ngà lộ.
Và quan trọng hơn, là phải xử trí nguyên nhân gây lộ ngà: thay đổi cách chải răng (dùng bàn chải sợi mềm và không được chà ngang), hạn chế tiêu thụ thực phẩm hay thức uống có tính acid, điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản (nếu có), hoặc trong trường hợp mòn răng do nghiến, phải mang khay chống nghiến khi ngủ… Một khi hạn chế được nguyên nhân gây lộ ngà, tình trạng nhạy cảm này có thể giảm dần và hết hẳn.
HÃY ĐỂ NHA SĨ GIÚP BẠN CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG MỘT CÁCH HOÀN HẢO HƠN.
Tìm hiểu thêm về sức khỏe răng miệng qua các bài viết dưới đây:
►RĂNG KHÔN NHIỀU LÚC CŨNG MỌC “DẠI”
►ÁP DỤNG KỸ THUẬT CAO TRONG KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG
►CÁI RĂNG, CÁI TÓC LÀ GÓC CON NGƯỜI…
Để được hỗ trợ tư vấn khám và chăm sóc răng miệng, Quý khách vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.com.vn
Fb: facebook.com/bvminhanh
Nguồn tin: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác