Dinh dưỡng cho bệnh gout đơn thuần

Thứ bảy - 29/09/2018 08:42
Gout (hay còn gọi bệnh thống phong) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urate tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.
gout 1

 

Ở giai đoạn muộn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp,  gây tàn phế. Gout còn là nguyên nhân gây  tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận, suy thận.

Mức sống và lối sống có ảnh hưởng rõ rệt tới tỉ lệ mắc bệnh. Mức sống và điều kiện kinh tế của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt và có sự thay đổi lối sống theo kiểu phương tây... Những điều này đã góp phần thay đổi cơ cấu bệnh tật của nước ta.

Nguyên tắc điều trị cơ bản nhằm hạn chế các nguyên nhân tăng axít uric. Ngoài việc dùng thuốc, một chế độ ăn thích hợp cũng là một điều trị, với mục tiêu vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận. Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gout cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gout mạn tính. Sau đây chúng ta sẽ tham khảo trích lược Chế độ ăn cho bệnh gout đơn thuần do  Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM biên soạn.

acid uric 3 825x510

 

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH GOUT ĐƠN THUẦN

1. Mục tiêu điều trị:

- Cung cấp đủ dinh dưỡng và các thành phần dưỡng chất cho cơ thể.

- Không gây tăng acid uric trong máu.

2. Chỉ định điều trị

- Cho người bệnh gout, có cân nặng 55kg, không có biến chứng và các bệnh lý kèm theo.

3. Nguyên tắc điều trị:

- Cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.

- Hạn chế các thực phẩm giàu purin để giảm các chất có thể giáng hóa tạo thành acid uric.

- Không dùng các thực phẩm và đồ uống có khả năng gây đợt gout cấp: rượu, bia, café, chè ( trà).

4. Yêu cầu dinh dưỡng :

- Năng lượng: Trung bình 1.700 Kcal/ngày

- Protein: 55 – 85g

  • Nên sử dụng nguồn đạm từ sữa động vật và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, trứng.
  • Không nên ăn nội tạng động vật.
  • Hạn chế các loại hải sản, cá biển.

- Lipid: 38 – 47g

- Carbohydrate: 255 – 280g

  • Lựa chọn thực phẩm có ít nhân purin kiềm:

+ Ăn số lượng vừa phải các thực phẩm như: thịt heo, bò, cá, hải sản, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng, đậu hũ, lúa mạch, rau dền.

+ Không nên ăn các loại phủ tạng, thịt rừng, măng tây, cá nục, cá mòi, nước hầm xương.

  • Natri ( muối ăn) : dưới 2.000mg
  • Rau và trái cây:

+ Rau: 300 – 400g/ngày

+ Trái cây: 100 – 200g/ngày

- Chất xơ: 20 – 25g

- Nước: 2 – 2,5 lít/ngày

- Số bữa ăn trong ngày: 4 bữa

Nguồn tin: Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?