Những chấn thương thương này có thể xảy ra do tai nạn xui rủi nhưng đa phần đều đến từ trang thiết bị thể thao không đạt yêu cầu, tập luyện kỹ thuật và thể lực không đủ, khởi động không đúng kỹ thuật, thiếu làm nóng và kéo căng trước khi chơi thể thao.
Với một số hoạt động thể thao phổ thông như chạy, đạp xe, tennis, chơi gôn, tập gym, bóng đá mini thì vùng hay bị ảnh hưởng nhất là bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông, khuỷu tay và bả vai.
Các cơ thường bị ảnh hưởng là cơ đùi sau, cơ háng, cơ tứ đầu (cơ đùi trước), cơ bắp chân, cơ lưng và cơ bả vai. Triệu chứng bao gồm đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp cơ bị căng ít, sẽ cảm thấy đỡ hơn nếu cơ được nghỉ ngơi vài ngày. Khi có chấn thương, hãy dùng đá chườm và băng ép, cố gắng nâng cao chân bị đau càng nhiều càng tốt. Có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu được, nên bố trí thời gian đến khám và tư vấn với bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Bong gân là cách gọi thông thường của tình trạng tổn thương dây chằng vùng khớp. Hay gặp nhất là bong gân mắt cá chân, thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm căng quá mức hoặc rách dây chằng phía ngoài mắt cá. Triệu chứng bao gồm đau, sưng, tím, tụ máu, đau khi ấn vùng trên mắt cá và yếu cơ.
Không như tình trạng căng cơ, với bong gân, mặc dù cần cố định vững chắc một thời gian, quan trọng là cần tiếp tục tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh mất đi tính linh hoạt và dẻo dai của khớp. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ vật lý trị liệu về bài tập phù hợp phòng bị chấn thương lại. Nếu bị bong gân mắt cá chân, nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo rằng dây chằng không bị rách và xương không bị ảnh hưởng.
Rách dây chằng chéo trước. Dây chằng chéo trước giúp giữ và ổn định khớp gối. Nếu đặt chân xuống sàn sai tư thế, đổi hướng quá nhanh hoặc dừng lại đột ngột (chẳng hạn khi chơi bóng đá), có thể bị rách dây chằng chéo trước. Một số triệu chứng của tình trạng này là sưng, đau, hạn chế vận động, đi lại khó khăn. Rách dây chằng chéo trước thường cần phải phẫu thuật nội soi khớp để tái tạo dây chằng và tập vật lý trị liệu. Nếu không có chỉ định phẫu thuật thì vật lý trị liệu và đeo băng ép có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề triệt để, bệnh nhân có thể vẫn cảm thấy mất vững vùng gối khi đi lại, vận động thể lực.
Rách dây chằng bên trong gối: Dây chằng bên trong gối liên kết xương đùi và xương chày. Nó nằm ở mặt trong đầu gối. Rách dây chằng bên trong gối thường xảy ra khi gối bị đẩy sang một bên quá mức khi di chuyển hoặc khi tổn thương đầu gối. Khi bị rách dây chằng bên trong gối, sẽ có các triệu chứng như đau nhức, sưng và mất ổn định khớp gối. Rách dây chằng bên trong gối có thể được điều trị bằng chườm đá, băng ép và vật lý trị liệu, hoặc cần phẫu thuật với tình trạng rách hoàn toàn và phối hợp với một tổn thương dây chằng khác. Nếu tổn thương đầu gối ảnh hưởng các cấu trúc khác như dây chằng, sụn chêm, có thể cần đến phẫu thuật.
Hội chứng bánh chè-đùi
Hội chứng bánh chè-đùi có thể do tập thể dục như chạy, chơi bóng rổ, bóng chuyền. Chuyển động lặp đi lặp lại của xương bánh chè-đùi vào xương đùi có thể làm tổn thương sụn bên dưới. Các triệu chứng thường chỉ là đau vùng trước gối, đau gối khi đứng dậy sau một thời gian ngồi yên, nhưng bệnh nhân cũng mất nhiều thời gian mới cảm nhận được cơn đau. Giống như bong gân, quan trọng là cần tiếp tục tập thể dục, tốt nhất là dưới sự hướng dẫn của chuyên gia về vật lý trị liệu.
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay là tình trạng đau do vận động quá mức. Chuyển động lặp đi lặp lại như chơi gôn, đánh tennis hoặc cầu lông có thể gây viêm gân các cơ cẳng tay bám bên ngoài khuỷu tay. Triệu chứng thường là đau nhức ở bên ngoài khuỷu tay, đau sẽ đỡ khi nghỉ ngơi. Điều trị thường kết hợp nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu.
Khi nào cần đi khám?
Nếu nghi ngờ có các triệu chứng trên hoặc các triệu chứng không đỡ sau vài ngày, cần đến khám bác sĩ.
Hãy đi khám ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Chấn thương thể thao có thể phòng ngừa không?
Nhiều loại chấn thương có thể phòng ngừa được nhưng đôi khi việc phòng ngừa nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Hãy khởi động trước khi bắt đầu tập để làm tăng lưu thông máu tới các cơ và làm cho các cơ linh hoạt hơn. Nghỉ giữa các lần tập giúp cơ thể có thời gian hồi phục. Đồng thời, khi tập hoạt động mới, hãy bắt đầu một cách từ từ, tăng dần độ mạnh, sự linh hoạt và sức bền. Quan trọng nhất là hãy biết lắng nghe cơ thể, cần dừng lại nếu có cảm giác đau, khó chiu và căng thẳng.
Các bài viết về bệnh lý cơ xương khớp có thể bạn quan tâm
►GIÀY CAO GÓT, ĐẸP. NHƯNG COI CHỪNG!
►ĐAU NHỨC ÂM Ỉ VAI VÀ CÁNH TAY - COI CHỪNG HỘI CHỨNG CHÓP XOAY VAI
►SỐNG VUI, SỐNG KHỎE CÙNG THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG
►ĐAU CỘT SỐNG – NGÀY CÀNG NHIỀU BỆNH NHÂN TRẺ
►THOÁI HÓA KHỚP VÙNG CỔ CHÂN – BÀN CHÂN
►THOÁI HÓA KHỚP HÁNG – KHÔNG PHẢI DẠNG VỪA!
►THAY KHỚP GỐI – PHỤC HỒI TỐT VẬN ĐỘNG
Để được tư vấn và hỗ trợ khám chuyên khoa cơ xương khớp, Quý khách vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.com.vn
Fb: facebook.com/bvminhanh
Ý kiến khác