Bệnh loãng xương và giải pháp chữa trị

Thứ sáu - 08/09/2023 09:14
Loãng xương là bệnh lý âm thầm gây suy yếu xương, nhất là khi bước vào tuổi trung niên mật độ xương suy giảm. Vậy bệnh lý  loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị thế nào cho phù hợp?
bs nguyen nam anh
ThS.BS. NGUYỄN NAM ANH
Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Đôi nét về loãng xương ?

Loãng xương là một bệnh lý suy yếu xương, xương mỏng hơn do mật độ xương giảm, dẫn đến dễ gây gãy xương. Hầu hết mọi người không biết mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương, thường là ở xương hông, cổ tay và xương cột sống.

Loãng xương phổ biến ở nhóm người trên 50, ở độ tuổi 50 nữ chiếm 50% và nam vào khoảng 25%. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy cứ 3 người tuổi trên 50 tuổi thì có 1 người không bị loãng xương nhưng lại bị giảm mật độ xương ở một mức độ nhất định. Những người bị loãng xương sớm, nếu không được điều trị, thì sớm muộn sẽ trở thành bệnh loãng xương.

2. Triệu chứng loãng xương là gì?

Loãng xương không có triệu chứng giống như nhiều tình trạng sức khỏe khác. Đó là lý do y khoa gọi là căn bệnh thầm lặng. “Triệu chứng” phổ biến nhất là đột nhiên bị gãy xương, đặc biệt là sau một cú ngã nhỏ hoặc tai nạn nhỏ mà không gây chấn thương nghiêm trọng. Những dấu hiệu cảnh báo loãng xương có thể bao gồm: chiều cao bị mất từ  2cm trở lên; tư thế tự nhiên thay đổi nhất là khi cúi xuống hoặc cúi về phía trước, khó thở, đau thắt lưng , thay đổi về ngoại hình. Ngoài ra, người thân có thể nhận thấy những thay đổi trên cơ thể bạn theo kiểu “nhỏ lại” khi về già…

3. Nguyên nhân gây loãng xương?

Xương của chúng ta là mô sống giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, nhưng chúng lại liên tục thay thế các tế bào và mô của chính trong suốt cuộc đời. Cho đến tuổi 30, cơ thể bạn tự nhiên tạo ra nhiều xương hơn là mất đi. Sau 35 tuổi, quá trình phân hủy xương xảy ra nhanh hơn so với thay thế, điều này dẫn đến  tình trạng mất dần khối lượng xương và gây loãng xương.

Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương. Một số nhóm người có rủi ro cao như phụ nữ hậu mãn kinh, nhóm trên 50 tuổi, người có tiền sử gia đình bị loãng xương, những người gầy tự nhiên hoặc những người có “bộ khung xương nhỏ”, người hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá.

Mắc một số bệnh cũng đẩy nhanh quá trình loãng xương, chẳng hạn  như bệnh rối loạn nội tiết bệnh tuyến giáp và tiểu đường, mắc bệnh đường tiêu hóa, rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp, rối loạn máu hoặc ung thư … Người hay dùng một số loại thuốc hoặc thủ thuật phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ loãng xương như thuốc lợi tiểu , corticosteroid (thuốc điều trị viêm), thuốc dùng để điều trị động kinh, phẫu thuật giảm cân, liệu pháp hormone điều trị ung thư , dùng thuốc chống đông máu, thuốc ức chế bơm proton điều trị trào ngược axit… Về lối sống như ít vận động , không nhận đủ canxi hoặc vitamin D trong chế độ ăn uống , thường xuyên uống rượu

4. Chẩn đoán & điều trị

20170719135543 loang xuong


Bệnh loãng xương được chẩn đoán bằng xét nghiệm mật độ xương hay quét DEXA, hoặc quét mật độ xương. Kiểm tra mật độ xương sử dụng tia X ở mức độ thấp để đo mật độ và hàm lượng khoáng chất trong xương, tương tự như chụp X-quang điển hình. Kiểm tra những thay đổi về mật độ xương  là cách tốt nhất để phát hiện bệnh loãng xương trước khi nó gây gãy xương.  Bác sĩ khuyến nghị nên kiểm tra mật độ xương thường xuyên nếu bạn có tiền sử gia đình bị loãng xương, và nhóm từ trên 50 tuổi hoặc đã bị loãng xương.

Các phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm:

·       Tập thể dục thường xuyên có thể củng cố xương

·       Bổ sung vitamin và khoáng chất: Nhất là canxi hoặc vitamin D

·       Thuốc điều trị loãng xương như liệu pháp hormone như estrogen thay thế hoặc testosterone và bisphosphonates. Những người bị loãng xương nặng hoặc có nguy cơ gãy xương cao có thể cần dùng thuốc, bao gồm các chất tương tự hormon tuyến cận giáp (PTH), denosumab và romosozumab (dưới dạng tiêm). 

5. Làm thế nào để giảm nguy cơ loãng xương?

Tập thể dục và đảm bảo có đủ canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống thường là tất cả những gì cần làm để ngăn ngừa loãng xương.

·       Mang thiết bị bảo vệ phù hợp cho tất cả các hoạt động và thể thao.

·       Đảm bảo không gian làm việc ngăn nắp,  không bừa bộn để hạn chế nguy cơ vấp ngã.

·       Luôn sử dụng các công cụ hoặc thiết bị thích hợp ở nhà để tiếp cận mọi thứ.  Không nên  đứng trên ghế, bàn hoặc quầy.

·       Duy trì cuộc sống vận động năng luyện tập  các bài tập phù hợp.

·       Sử dụng gậy hoặc khung tập đi nếu gặp khó khăn khi đi lại hoặc tăng nguy cơ té ngã.

·       Thực hiện theo một kế hoạch ăn kiêng và tập thể dục lành mạnh giúp duy trì sức khỏe của xương (và tổng thể). Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề hoặc triệu chứng ảnh hưởng đến xương để xử lý kịp thời, hiệu quả.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?