Áp lực tuổi học trò – bệnh hay tật?

Thứ bảy - 24/06/2023 09:13
Áp lực tuổi học trò hiện đang là “từ khóa” được các bậc phụ huynh quan tâm. Nó khiến trẻ bị trầm cảm và nhiều hệ lụy tâm lý khác. Đây là hiện tượng có cả yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo, nhất là những bậc phụ huynh mắc phải hội chứng ‘đứa con vàng’.
bsck2 nguyen thi ngoc bich
BSCKII. NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH
Giám đốc Y khoa Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Áp lực học hành dẫn đến quyên sinh, trầm cảm

Thời gian gần đây không chỉ có bạo lực học đường mà có áp lực học đường do chính các bậc phụ huynh gây ra gây nhiều hệ lụy xấu khó lường. Có nhiều trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập như trường hợp xảy ra cuối tháng 3/2022. Ví dụ, nữ sinh lớp 9 đã tử vong sau khi rơi từ tầng 26 chung cư ở Hà Nội; nữ học sinh lớp 8 ở Bắc Ninh cũng đã tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tại nhà... Nguyên nhân tự tử đều liên quan đến học hành.

Trường hợp gần nhất là hôm 1/4/2022, Công an phường Phú La (quận Hà Đông, Hà Nội) nhận được thông tin tại sảnh chung cư Văn Phú Victoria có một thi thể nam thanh niên nghi ngã từ tầng 28 xuống. Nạn nhân là cháu M (SN 2006 đang học chuyên Sinh tại Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam). Nguyên nhân ban đầu được xác định do áp lực chuyện học hành và cháu M có để lại 1 đoạn thư tuyệt mệnh.

2. Áp lực học đường là gì

Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ được khuyến khích liên tục suy nghĩ về phía trước và chuẩn bị về mặt học thuật cho các cột mốc tiếp theo. Áp lực học tập hay học đường (Academic Pressure) được định nghĩa là “một trải nghiệm mà học sinh phải chịu gánh nặng về thời gian và sức lực để đạt được các mục tiêu học tập cụ thể. Sự căng thẳng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau , kể cả chủ quan lẫn khách quan. Ví dụ, áp lực học tập từ các nguồn bên ngoài (ví dụ: tính chất cạnh tranh ngày càng tăng để được nhận vào một trường đại học, cha mẹ, muốn hòa nhập với bạn bè, v.v.).

7ca3165b5d1ab444ed0b
Học sinh áp lực khi học tập

Nói ngắn gọn hơn, áp lực học tập là những căng thẳng, mệt mỏi mà con người gặp phải trong quá trình học. Nói cách khác, áp lực học tập là việc học quá sức so với sức khỏe của học sinh, gây ra các áp lực căng thẳng và stress dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng. Áp lực học đường có một đồng minh chống lưng là Hội chứng ‘đứa con vàng’ gây ra. Đây là hậu quả từ một trong những cách nuôi dạy gây tổn hại tâm lý nhất là cái được giới tâm lý gọi là Hội chứng ‘đứa con vàng’ (Golden Child Syndrome), gọi tắt GCS, trong đó một đứa trẻ hiểu rằng chúng là "người được chọn" trong gia đình để luôn hoàn hảo và không thể làm sai. Những bậc cha mẹ xem con mình là đứa con kỳ tài đương nhiên không cố ý nhẫn tâm với con. Họ chỉ đang, với một lòng nhiệt tình bi đát, hướng những hoài bão đã thất bại của chính mình để tìm đến một đích nhắm tưởng chừng tốt đẹp hơn, còn đứa trẻ thì đang ngấm ngầm được đòi hỏi phải cứu vớt một sự nghiệp không diễn ra như chính bố mẹ đã mong mỏi, một tâm trạng buồn bã khôn vơi hay một cuộc hôn nhân tỏ ra khó cam chịu đến khác thường. Không chỉ ở những gia đình thiếu thốn mà ngay cả những gia đình đầy đủ Hội chứng ‘đứa con vàng’ vẫn tồn tại.

3. Các hiệu ứng

Có nhiều tác động không mong muốn mà một người trẻ tuổi phải đối mặt. Nó có thể khiến một thanh thiếu niên trải qua các triệu chứng căng thẳng về cảm xúc và/hoặc thể chất. Áp lực càng cao thì stress càng lớn như:

·       Nỗi ám ảnh về điểm số

·       Sự lo lắng

·       Khả năng cạnh tranh cực cao

·       Làm việc liên tục

·       Lạm dụng chất kích thích (ví dụ: cafein, thuốc theo toa, v.v.)

·       Khó ngủ

·       Mất khả năng thư giãn

·       Cách ly xã hội

·       Mất hứng thú với những trò tiêu khiển được yêu thích trước đây…

4. Phụ huynh nên làm gì để giảm áp lực học đường?

Như đề cập ở trên, thực tế việc phụ huynh luôn bắt con phải “hoàn hảo”,  phát triển toàn diện nhất để thành công ở tương lai, nhưng đường đi nước bước để thực hiện mục tiêu này lại không phù hợp. Người lớn luôn duy trì “Hội chứng đứa con vàng” khiên con cái càng tải thêm áp lực, nhất là những đưa trẻ bình thường. Vậy phụ huynh nên làm thế nào để không gây ra các áp lực học tập cho con nhưng con vẫn có thể học tập tốt?

Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục thì một số cách làm sau có thể cải thiện tình hình:

·       Trò chuyện với con mỗi ngày để biết tâm tư nguyện vọng để có hướng giúp đỡ con.

·       Giúp trẻ phát triển các thế mạnh trong học tập vốn có. Không nên bắt ép con phải học tập tốt toàn diện các môn. Nếu trẻ yếu môn nào, thì tìm lý do và hỗ trợ.

·       Tâm sự để hiểu về ước mơ, mong muốn của con ở tương lai để định định hướng thay vì ép con phải theo ý cha mẹ.

·       Nên sử dụng thời gian hợp lý, cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp.

·       Nên có thời gian biểu học tập cụ thể, giờ nào việc nấy.

·       Không nên nhiếc móc, khiến trách khi trẻ  bị điểm kém.

·       Tuyệt đối không nên so sánh với các bạn khác.

·       Luôn có những phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực học tập của con. Khen chê cũng phải đúng, tránh thiên vị.

·       Khuyến khích con duy trì cuộc sống vận động, nghỉ ngơi, tiếp xúc bạn bè, cộng đồng, hạn chế tiếp xúc thiết bị điện tử, giải trí.

·       Khi trẻ có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất hoặc tìm đến các trung tâm tâm lý trị liệu để được hỗ trợ. Nếu cha mẹ gặp khó, có thể nhờ hỗ trợ chuyên gia tâm lý giải tỏa, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 17 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?