9 giả thiết và sự thật về bệnh gút

Thứ hai - 26/08/2024 13:04
Gút là căn bệnh rối loạn chuyển hóa khá phổ biến nhưng kiến thức về căn bệnh này của nhiều người vẫn còn sơ khai khiến việc phòng ngừa và chữa trị chưa đạt hiệu quả mong muốn, thậm chí còn cả ngộ nhận mà nhiều người vẫn tin nên ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người trong cuộc.
bs nguyen nam anh
ThS.BS. NGUYỄN NAM ANH
Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh


I. Sơ lược về bệnh gút

Bệnh gút hay còn gọi là thống phong là bệnh lý viêm khớp phổ biến gây đau dữ dội, sưng và cứng khớp. Nó từng được mệnh danh là “bệnh nhà giàu” nhưng nay trẻ hóa và ngày càng gia tăng. Người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khủyu khớp như ở ngón chân, ngón tay, đầu gối. Kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được.

Nguyên nhân chính gây bệnh gút là sự hiện diện của quá nhiều axit uric trong cơ thể.  Các cuộc tấn công bệnh gút có thể xảy ra nhanh chóng và có thể tiếp tục tái phát theo thời gian. Sự liên tục này có thể gây hại một cash tăng dần đều cho các mô ở vùng viêm và gây đau đớn tột độ. Tăng huyết áp, bệnh tim mạch và béo phì là những yếu tố nguy cơ của gút. Tăng axit uric máu, nơi có quá nhiều axit uric trong cơ thể, là nguyên nhân chính gây bệnh. Gút ảnh hưởng đến cả hai giới, nam phổ biến hơn. Riêng phụ nữ, nhóm mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Người bệnh thường sẽ được điều trị bằng thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc này có thể giúp điều trị các triệu chứng của cơn gút cấp, ngăn ngừa các đợt bùng phát trong tương lai và giảm nguy cơ biến chứng . Người bệnh có thể sử dụng thuốc để giảm sản xuất axit uric hoặc cải thiện khả năng loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể của thận. Nếu không được điều trị, cơn gút cấp sẽ trở nên tồi tệ nhất trong khoảng thời gian từ 12-24 giờ sau khi dấu hiệu bệnh bắt đầu. Một người có thể hồi phục trong vòng 1–2 tuần mà không cần điều trị, nhưng có thể bị đau đáng kể trong giai đoạn này.

II. Những lầm tưởng về bệnh gút

Giả thiết 1: Gút là bệnh của đàn ông ?

Sự thật: Bệnh ảnh hưởng đến cả nam và nữ, tuy nhiên ở nam giới trẻ phổ biến hơn vì phụ nữ thường có nồng độ axit uric thấp hơn. Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, nồng độ axit uric của phụ nữ gần bằng nam giới nên tỷ lệ bệnh gút ở nam và nữ đều nhau. Đó là lý do tại sao phụ nữ mắc bệnh gút có xu hướng tăng sau khi mãn kinh, còn nam giới lại phát triển bệnh sớm hơn, thường ở độ tuổi từ 30 đến 50.

Giả thiết 2: Chỉ có người béo phì mới mắc bệnh gút ?

Sự thật: Mọi người cho dù nặng nhẹ đều có thể mắc bệnh gút

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Rheumatologist, nồng độ axit uric có xu hướng cao hơn ở những người thừa cân, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Nhưng cân nặng không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất và mọi người dù gầy hay béo đều có thể mắc bệnh gút. Ngoài ra,  huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận đều là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Gen cũng đóng một vai trò lớn. Trên thực tế, yếu tố di truyền có thể quan trọng hơn cân nặng khi nói đến nguy cơ mắc bệnh gút.

Giả thiết 3: Bệnh gút chỉ ảnh hưởng đến ngón chân cái ?

Sự thật: Bệnh gút có thể ảnh hưởng đến đầu gối, khuỷu tay và các khớp khác của cơ thể

Cơn gút đầu tiên thường tấn công ở khớp ở gốc ngón chân cái, nhưng bệnh gút có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào - phổ biến nhất là mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Ngoài ra, bệnh gút có xu hướng bùng phát ở những vùng đã từng bị bị viêm khớp.

Các cuộc tấn công của bệnh gút thường là những cơn đau đột ngột khiến người trong cuộc cảm giác như khớp đang bốc cháy. Khớp bị ảnh hưởng sẽ có cảm giác nóng, sưng và đau đến mức thậm chí sức nặng của tấm ga trải giường cũng có thể khiến bạn không thể chịu đựng được. Cơn đau có thể dữ dội nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi đau bắt đầu phát. Sau khi cơn đau giảm bớt, một số khó chịu ở khớp có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các cuộc tấn công sau này có thể kéo dài hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn nếu không được điều trị.

Giả thiết 4: Mặc dù gây đau đớn nhưng bệnh gút không nghiêm trọng ?

Sự thật: Bệnh gút có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn và các vấn đề về tim.

Các cuộc tấn công của bệnh gút có thể cực kỳ đau đớn. Bệnh nhân cho biết họ khó ngủ hoặc đau dữ dội đến mức thậm chí phải nhét ngón chân vào ga trải giường. Mang giày có vẻ như không thể. Nhưng các cơn gút có xu hướng đến rồi đi và bệnh gút có thể không gây ra nhiều triệu chứng giữa các cơn. Điều này có thể khiến bệnh nhân gút không hiểu hết những tổn thương đằng sau mà bệnh gút có thể gây ra cho họ.

Bệnh gút - hay cụ thể hơn là nồng độ axit uric cao gây ra bệnh gút - cũng có thể dẫn đến sỏi thận và bệnh thận. Quá trình này có thể khiến axit uric kết tinh và hình thành sỏi thận, không chỉ gây đau đớn mà còn có hại cho thận. Tình trạng viêm do bệnh gút cũng có thể gây tổn hại cho tim, theo đó, những người đang điều trị bệnh động mạch vành nếu bị gút có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch hoặc bị đau tim hoặc đột quỵ cao hơn 15% so với những bệnh nhân không bao giờ mắc bệnh gút.

Giả thiết 5: Chế độ ăn uống kém gây ra bệnh gút

Sự thật: Thực phẩm có thể đóng một vai trò trong bệnh gút, nhưng nó không quan trọng bằng yếu tố di truyền và các tác nhân khác.

Mọi người có nhiều khả năng phát triển bệnh gút nếu có lượng axit uric cao trong cơ thể và nghiện một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng nguy cơ. Các loại nội tạng (như gan) và đồ uống có cồn (đặc biệt là bia) có nhiều purin, chất hóa học làm tăng hoặc thúc đẩy lượng axit uric cao trong cơ thể. Thịt đỏ, động vật có vỏ, một số loại hải sản (như cá cơm và cá mòi) và đồ uống chứa nhiều đường fructose cũng có tác dụng tương tự.

Sai lầm phổ biến khi nghĩ rằng chỉ riêng chế độ ăn kiêng sẽ gây ra bệnh gút nên điều trị bệnh gút chỉ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống là chưa chính xác. Nghiên cứu ngày càng cho thấy bệnh gút bị ảnh hưởng nhiều bởi gen và tiền sử gia đình hơn là chế độ ăn uống.  Nếu những người có gen di truyền dễ mắc bệnh gút, cộng thêm ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine cao có thể làm cho bệnh thêm nặng. Nhưng hầu hết những người mắc bệnh gút đều cần dùng thuốc để giảm nồng độ axit uric, chỉ riêng chế độ ăn kiêng sẽ không giúp họ đạt được mức độ khỏe mạnh. Vì vậy bác sĩ khuyến cáo ngoài chế độ ăn uống, việc dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống, có thể giúp kiểm soát bệnh gút và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân.

Điều trị bệnh gút thường chia thành hai loại: Thuốc giúp giảm đau và viêm khi bị bệnh gút tấn công và các loại thuốc giúp ngăn ngừa các cơn gút trong tương lai bằng cách giảm nồng độ axit uric. Những người mắc bệnh gút bị hai cơn trở lên mỗi năm nên dùng thuốc để giảm nồng độ axit uric. Những người bị bệnh gút tophi hoặc có bằng chứng tổn thương khớp do bệnh gút cũng nên dùng thuốc hạ axit uric.

Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ cũng có thể đề xuất một số thay đổi trong lối sống để giảm nguy cơ  là năng tập thể dục, tăng lượng nước uống và giảm cân đều hữu ích để giảm bớt sự hao mòn và căng thẳng cho khớp của bạn.

Giả thiết 6: Thực phẩm có hàm lượng axit cao dẫn đến nồng độ axit uric cao?

Sự thật: Thực phẩm giàu purine chứ không phải thực phẩm có tính axit làm tăng nồng độ axit uric. Các nghiên cứu chưa phát hiện thấy việc bổ sung vitamin C có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gút hay mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất của các đợt bùng phát bệnh gút. Vì vậy, nếu muốn kết hợp vitamin C vào kế hoạch điều trị bệnh gút thì nên hỏi bác sĩ, nhưng đây không phải là hình thức điều trị duy nhất đối với căn bệnh này. 

Giả thiết 7: Bị bệnh gút nên tránh ăn thịt?

Sự thật: Bạn có thể ăn thịt và các thực phẩm có hàm lượng purine ở mức độ vừa phải

Việc cắt giảm thực phẩm giàu purine có thể giúp kiểm soát bệnh gút và giúp giảm các triệu chứng. Nhưng không cần phải loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ hoặc các thực phẩm có hàm lượng purine cao khác - chỉ cần hạn chế ăn chúng. Nói cách khác là nên cắt giảm hoặc tránh những loại thực phẩm nào cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Giả thiết 8: Sữa và sữa chua làm tăng nồng độ axit uric ?

Sự thật: Các sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm nồng độ axit uric

Các nghiên cứu phát hiện thấy tiêu thụ sữa ít béo, sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác làm giảm sản xuất axit uric và tăng bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể.

Giả thiết 9: Nên kiêng rượu để ngăn ngừa cơn gút tấn công?

Sự thật: Bỏ rượu có thể giúp giảm  chứ không phải giúp dừng các cơn đau bùng phát

Theo nghiên cứu, hạn chế hoặc không uống rượu sẽ tốt cho sức khỏe tổng thể và là “một bước tích cực trong việc kiểm soát bệnh gút”, vì các phân tử rượu có xu hướng làm tăng nồng độ axit uric. Kết luận này dựa vào phân tích 19 nghiên cứu đánh giá các yếu tố chế độ ăn uống và nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo, tuy kiêng rượu hoàn toàn sẽ không chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh gút nhưng nếu được chẩn đoán mắc bệnh gút, bạn nên hạn chế rượu bia, đồ uống có hàm lượng purin cực cao là tốt ưu nhất.
 

z5767357554563 884e5ffa881c2e68cd49528591644a8b
Các mức độ của bệnh gút


 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?