Nấc cụt - bệnh lý rối loạn tiêu hóa khiến chất lượng cuộc sống suy giảm

Thứ ba - 31/10/2023 13:24
Nấc là chứng rối loạn tiêu hóa, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, nhất là khi xảy ra liên tục, lặp đi lặp lại không kiểm soát được.
bs nguyen thi bich thuy
BSCKI. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Trưởng khoa Khám bệnh
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Kỷ lục Guiness về nấc cụt

Đó là kỷ lục do ông Charles Osborne (1894-1991) người Mỹ lập, nấc dài tới 68 năm, được ghi danh trong Sách Kỷ lục. Ông Osborne mắc phải căn bệnh mạn tính từ năm 1922 sau một tai nạn lao động. "Tôi đang treo một con lợn nặng 160kg để làm thịt thì bị ngã, sau đó xuất hiện nấc liên tục”, ông Charles Osborne cho biết.

Ông  Charles Osborne  từng có 20 lần nấc cụt mỗi phút, tổng cộng 430 triệu lần trong suốt cuộc đời mình. Vào tháng 6/1990, cơn nấc cụt đột ngột dừng lại và khoảng một năm sau, ông qua đời chấm dứt những cơn nấc hành hạ. Sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ cho biết cú ngã năm 1992 đã làm ông Osborne vỡ một mạch máu não và sinh ra nấc cụt.

Sau khi mắc bệnh, ông Osborne đến gặp rất nhiều bác sĩ để chữa trị, nhưng không thành công. Ông đã trải qua liệu pháp oxy và carbon monoxide, nhưng chỉ mang tính tình thế. Nhờ phương pháp luyện tập, Osborne đã tránh được tình trạng kiệt sức mạn tính có thể gây tử vong nhưng lại gặp các biến chứng khác do suy nhược. Dù mắc bệnh nan y nhưng ông  Osborne vẫn kiên cường, vượt lên chính mình và có cuộc đời trường thọ, viên mãn, có gia đình hạnh phúc cùng 8 người con.

2. Nắc cụt: Bệnh lý, nguyên nhân và cách chữa trị

Nấc cụt (hiccups) là do các co thắt không tự chủ lặp đi lặp lại của cơ hoành, đóng đột ngột thanh môn, việc này cản trở dòng khí vào và gây ra âm thanh đặc trưng. Các cơn nấc ngắn rất phổ biến, nhưng nấc dai dẳng thường trên 2 ngày. Tuy hiếm gặp và khó chữ nhưng cũng có người bị nấc trên 1 tháng, thậm chí dài tới 68 năm như trường hợp của ông Osborne người Mỹ nói trên.

36176118 1580693402053984 3602079588143857664 n

Nấc cụt có nhiều lý do, một số là do thể chất và một số là do cảm xúc. Do kích thích xảy ra ở dây thần kinh nối não với cơ hoành, chi phối các cơ hô hấp. Nam giới mắc bệnh cao hơn phụ nữ.

Nguyên nhân phổ biến bao gồm:

·       Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh

·       Cảm thấy lo lắng hoặc phấn khích

·       Uống đồ uống có ga hoặc uống quá nhiều rượu

·       Stress

·       Nhiệt độ thay đổi đột ngột

·       Nuốt không khí trong khi ngậm kẹo hoặc nhai kẹo cao su…

Chẩn đoán nấc dựa vào tiền sử, các phương thuốc đã dùng và mối liên quan giữa khởi phát bệnh với bệnh lý hoặc phẫu thuật gần đây. Tìm kiếm các triệu chứng của đường tiêu hóa (GI) kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản và khó nuốt; các triệu chứng ở ngực như ho, sốt, hoặc đau ngực; và bất cứ các triệu chứng thần kinh nào. Ngoài ra còn chú ý đến bệnh sử, thói quen sử dụng rượu bia, chất kích thích. Khám thực thể, tìm các dấu hiệu của bệnh mạn tính và khám thần kinh toàn diện.

Hầu hết các trường hợp nấc cụt đều tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Nếu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn đang gây ra nấc cụt, việc điều trị tình trạng đó có thể ngăn chặn cơn nấc. Nếu cơn nấc kéo dài hơn hai ngày, có thể cần dùng thuốc hoặc một số thủ tục nhất định. Các loại thuốc dùng để điều trị nấc kéo dài bao gồm baclofen, chlorpromazine và metoclopramide. 

Nếu các phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn không hiệu quả, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể đề nghị tiêm thuốc gây mê để chặn dây thần kinh cơ hoành nhằm ngăn chặn cơn nấc. 

Một lựa chọn khác là phẫu thuật cấy ghép một thiết bị chạy bằng pin để cung cấp kích thích điện nhẹ cho dây thần kinh phế vị của bạn. Thủ tục này được sử dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh động kinh, nhưng nó cũng giúp kiểm soát những cơn nấc lâu dài.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?