Điều trị suy tĩnh mạch

Thứ tư - 11/03/2020 10:06
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc điều trị suy tĩnh mạch chi dưới được thực hiện bằng nhiều kỹ hiện đại, ít xâm lấn và hiệu quả cao
Mục đích điều trị bệnh giãn tĩnh mạch như sau:
  • Cắt đứt hay kiểm soát được các dòng trào ngược dài và ngắn.
  • Loại bỏ hay kiểm soát được các dòng trào ngược qua các tĩnh mạch bàng hệ và các tĩnh mạch nhánh nối trong hệ thống tĩnh mạch hiển.
  • Phòng ngừa tình trạng phù gian bào từ hệ thống vi tuần hoàn do dịch ứ đọng trong hệ mao mạch.
Vì vậy có 5 phương pháp trị liệu chính được chỉ định:
  • Phòng bệnh, tư vấn cho bệnh nhân về sức khỏe và các tư thế
  • Điều trị bằng băng ép
  • Thuốc điều trị
  • Điều trị bằng phẫu thuật, cắt bỏ
  • Liệu pháp làm xơ hóa

Phòng ngừa bệnh: tư vấn cho bệnh nhân về sức khỏe và tư thế.

Biện pháp này nhằm mục đích ngăn cản các dòng máu trào ngược và làm cải thiện lượng máu trở về tim để làm tăng 2 lực đẩy máu về tim: lực tác động từ phía sau  và lực tác động từ phía trước.

suy tinh mach minhanh
Những lời khuyên về sức khỏe và liệu pháp tư thế cho bệnh nhân bệnh tĩnh mạch hay có nguy cơ bệnh tĩnh mạch

Biện pháp này bao gồm:

  • Hướng dẫn về tư thế (khi nghỉ ngơi thì để chân cao hơn ngực)
  • Đi bộ (để co bóp tạo ra sức ép máu tĩnh mạch đổ về)
  • Tránh ngồi lâu hay đứng lâu quá
  • Dùng các loại băng thun hay vớ có các mức độ ép khác nhau (Để làm tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch sau, từ đó làm tạo ra một tác dụng hút máu trở về)
  • Điều chỉnh sức ép trên gan bàn chân nếu cần thiết và/ hay thay đổi sức nặng đè lên gan bàn chân
  • Tránh béo phì
  • Vận động hô hấp (tăng cường lực tác động từ phía trước)
  • Biện pháp trị liệu dùng hơi ấm và xoa bóp thân thể trong nước.

Trị liệu bằng băng ép

Tại các mạch máu lớn, liệu pháp băng ép các tĩnh mạch nông suy yếu được tiến hành để đạt 2 mục đích chính:

  • Phục hồi lại độ chênh áp suất giữa tuần hoàn của hệ tĩnh mạch nông và sâu, thông qua các nhánh tĩnh mạch xuyên.
  • Làm giảm đường kính của lòng mạch để làm tăng sức chịu đựng tĩnh mạch vào lúc nghỉ ngơi và trong suốt quá trình làm việc.

Băng ép này có thể là loại căng ra một chiều hay 2 chiều, hoặc là loại không đàn hồi.

Sự quyết định dùng loại băng nào phụ thuộc vào tác động thực hiện trên hệ thống tĩnh mạch nông vào lúc nghỉ ngơi hay làm việc. Trong lúc làm việc, một băng nâng đỡ không đàn hồi phải được dùng để duy trì áp suất trong hệ tĩnh mạch nông cao hơn áp suất trong hệ tĩnh mạch sâu, do đó lưu lượng máu trở về nông đến sâu sẽ giống như ở người bình thường. Khi bệnh nhân đang đứng thẳng và nghỉ ngơi, thì bất cứ loại băng nào cũng có thể được chọn, bởi vì mục đích duy nhất của băng thun là làm giảm đường kính của các tĩnh mạch giãn ở vùng nông cho đến khi áp lực đem máu lên, xuống trở nên cân bằng với áp lực trong hệ tĩnh mạch sâu. Vì vậy, sự lựa chọn có tính chất từng cá nhân trong trường hợp này.

Vớ đàn hồi có thể dùng để hỗ trợ thêm. Biện pháp hỗ trợ này có thể có một trong những dạng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ suy yếu của hệ tĩnh mạch nông. Trong trường hợp giãn mạch trung bình hay rất nặng, vớ đàn hồi không được dùng kết hợp với các băng không đàn hồi cố định vì những lí do đã giải thích phía trên.

Thuốc điều trị

Mẫu số chung của thiểu năng tĩnh mạch là sự ứ trệ, ví dụ sự trì trệ tuần hoàn đưa máu về tim. Vì tình huống này tác động lên hệ thống vị trí tuần hoàn đưa tới thay đổi số lượng và chất lượng của sự trao đổi chất giữa mao mạch máu và mô tế bào, mục đích thuốc điều trị (và cũng là trị liệu theo sinh lý học) là phải phục hồi sự hằng định nội mô ở vị trí tuần hoàn.

Bất kỳ sự tăng áp lực nào trong lòng mao mạch sẽ đẩy huyết tương, các đại phân tử; và các thành phần khác thoát ra khỏi lòng mạch, và điều này có nghĩa là: các chất chuyển hóa có thể không được tái hấp thu.

Vùng gian bào mô liên kết sẽ bị ứ dịch và mạch bạch huyết trở nên bị quá tải. Điều này giải thích các biểu hiện lâm sàng của bệnh: phù, loạn sắc tố, những sang thương thiểu dưỡng trắng bệt (do mất sắc tố) và những sang thương biến dưỡng.

Các chất dược liệu hiện tại dùng để điều trị bệnh bao gồm những flavonoids sin học, một nhóm dược chất hiện diện trong thực vật mà được biết từ thời của những người Phoenix. Các trích xuất, các sản phẩm tổng hợp và pha trộn cũng đang được dùng. Các chất này có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất giữa máu và mô. Các thuốc hướng tĩnh mạch thì làm tối ưu hóa lực trương thành tĩnh mạch. Hiệu quả của thuốc hướng tĩnh mạch sẽ không những làm tăng trương lực tĩnh mạch, mà còn cải thiện được dẫn lưu bạch huyết và bảo vệ hệ vi tuần hoàn của bệnh nhân. Một số chất khác (gồm 1 vài trích xuất) được dùng để cải thiện sự trao đổi chất giữa máu và mô tế bào.

Phương pháp phẫu thuật

Có 2 phương pháp chính được công nhận: phẫu thuật bóc tuốt tĩnh mạch và cắt bỏ tĩnh mạch

  • Bóc tuốt tĩnh mạch là loại bỏ một đoạn tĩnh mạch được chọn trước và nói chung được chỉ định trong những trường hợp mất chức năng của van tại lổ đổ của các tĩnh mạch hiển trong và ngoài. Phẫu thuật này được kết hợp với việc thắt lại các nhánh tĩnh mạch xuyên là nơi xảy ra trào ngược.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch trên bệnh nhân ngoại trú được thực hiện với mục đích lấy đi những tĩnh mạch nông bị giãn trung bình, hay những tĩnh mạch bàng hệ lớn bị thiểu năng.

Phẫu thuật này còn có giá trị lựa chọn so với trị liệu bằng phương pháp xơ hóa.

Phương pháp xơ hóa tĩnh mạch

Đây là phương pháp chích vào lòng tĩnh mạch một hóa chất kích thích để gây ra hiện tượng viêm tế bào nội mô và đưa tới phá bỏ đoạn mạch do quá trình xơ hóa.

Trị liệu bằng xơ hóa tĩnh mạch được chỉ định cho:

  • Các vi tĩnh mạch bị giãn đỏ hoặc xanh
  • Các tĩnh mạch giãn ở da
  • Các tĩnh mạch giãn của hệ bàng hệ của tĩnh mạch hiển trong
  • Các tĩnh mạch giãn còn lại sau phẫu thuật tuốt bỏ tĩnh mạch
Kỹ thuật cắt bỏ tĩnh mạch của bệnh nhân ngoại trú đang bắt đầu thay thế kỹ thuật xơ hóa như là một lựa chọn điều trị cho chứng giãn các tĩnh mạch bàng hệ và các tĩnh mạch giãn còn lại sau phẫu thuật tuốt bỏ tĩnh mạch.


Các bài viết về bệnh suy tĩnh mạch có thể bạn quan tâm

SUY TĨNH MẠCH - SINH LÝ BỆNH VÀ CÁC GHI NHẬN LÂM SÀNG

SINH LÝ HỌC CỦA HỆ TĨNH MẠCH

GIẢI PHẪU HỌC TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

CÁC DỮ LIỆU DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH SUY TĨNH MẠCH

►BỆNH BÉO PHÌ VÀ SUY TĨNH MẠCH

BIẾN CHỨNG CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH


Để được tư vấn và hỗ trợ khám tĩnh mạch, Quý khách vui lòng liên hệ:

logo chuanBỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.com.vn
Fb: facebook.com/bvminhanh

Nguồn tin: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?