Chuyên gia da liễu khuyến cáo chăm sóc dị ứng do kem chống nắng

Thứ ba - 18/10/2022 08:42
Về cơ bản, kem chống nắng giúp bảo vệ da trước tác động từ tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời nhưng giống như các sản phẩm y tế khác, nó vẫn còn tồn tại phản ứng phụ như nổi ban đỏ, ngứa rát, viêm da... sau khi sử dụng.
bs trinh xuan thuy
BSCKI. TRỊNH XUÂN THỦY
Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Kem chống nắng là nhóm sản phẩm có chứa một hoặc nhiều thành phần gồm hoạt chất chính với cơ chế hấp thu hay chắn tác hại tia UV, thành phần tạo hương, chất bảo quản và chất nền như lanolin. Vì vậy rất  khó xác định nguyên nhân gây viêm da chính xác, nhất là trong bối cảnh kem chống nắng đa dạng, và phát triển mạnh như hiện nay.

Thông thường, có 2 loại kem chống nắng phổ biến là kem hóa học và kem vật lý. Các hợp phần trong kem dễ gây dị ứng gồm có oxybenzone hoặc benzophenone 3, cinnamates, dibenzoylmethanes.

Một số người cũng có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với chất tạo hương thơm và phụ gia trong kem chống nắng.

Trong một số trường hợp, dị ứng kem chống nắng có thể tiến triển khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trong đó những vùng bị ảnh hưởng nhất là da mặt, cánh tay, mu bàn tay, vùng hình chữ “V” của ngực trên và cổ dưới.

di ung kem chong nang 1
 

Riêng mí mắt trên, vùng dưới cằm và sau tai lại ít bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn phải kể đến sự góp mặt của bất kỳ thành phần nào trong sản phẩm kem chống nắng như thành phần tạo hương hay chất phụ da bảo quản.

Viêm da do kem có thể phân thành 3 loại, là viêm da tiếp xúc kích ứng, thường gặp ở nhóm có làn da nhạy cảm hoặc có sẵn bệnh lý nền về da như chàm, vảy nến. Hai, viêm tiếp xúc dị ứng gây nên bởi phản ứng bất lợi của da khi tiếp xúc với một số hóa chất có trong kem.

Đây là thành phần không hoạt hóa như nước hoa hoặc chất bảo quản được bổ xung cho kem. Và ba, viêm da tiếp xúc quang hóa, xảy ra khi bôi kem chống nắng rồi phơi ra tia UV dưới ánh nắng mặt trời, y chang cơ chế cháy nắng.

Giải pháp khắc phục viêm da do kem chống nắng

Nếu bị dị ứng với kem chống nắng, cách tốt nhất là tránh tất cả các sản phẩm có chứa chất gây dị ứng không hợp với người dùng. Thông thường, dị ứng kem chống nắng có thể xảy ra ngay sau khi thoa kem, cá biệt, có một số trường hợp muộn hơn. Dấu hiệu nhận biết gồm đỏ rộp da, ngứa rát, nổi ban, mụn nước... Riêng nhóm có sẵn bệnh chàm và bệnh vẩy nến đặc biệt thì nguy cơ bị dị ứng kem cao hơn.

Trước khi thoa loại kem chống nắng nào lần đầu, mọi người nên dùng thử bằng cách bôi một lượng nhỏ kem lên da cổ tay hoặc vùng da nhạy cảm. Hãy dùng kem chống nắng phổ rộng, có thành phần khoáng chất với hệ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.

Hãy thận trọng với các loại kem chống nắng dạng xịt khó kiểm soát và dễ hít phải, đặc biệt là khi dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nên mang trang phục quần dài, áo sơ mi dài tay và đội mũ rộng vành khi ra nắng, sau khi bôi kem chống nắng.

Về điều trị tương tự như các phản ứng dị ứng da khác. Nhẹ có thể loại bỏ kem bằng cách rửa sạch da bằng nước mát, tránh tiếp xúc với nắng cho đến khi da hồi phục hoàn toàn. Bôi kem dưỡng ẩm lên vùng bị ảnh hưởng để giữ ẩm, giảm đau rát.

Nếu nặng, có thể điều trị bằng cách chườm lạnh giảm đau và viêm, dùng kem dưỡng ẩm da, dùng thuốc kháng histamin để chống ngứa hay corticosteroid để giảm viêm. Bác sĩ da liễu có thể có lời khuyên cụ thể hơn cho những người đặc biệt nhạy cảm với các sản phẩm kem chống nắng.

Riêng nhóm người có tiền sử dị ứng kem chống nắng thì tốt nhất nên tránh tất cả các sản phẩm chứa hoạt chất đã từng gặp phải trước đây, thay kem khác cho an toàn như kem có chứa oxit kim loại như titanium dioxide và oxit kẽm....ít gây dị ứng hơn kem chống nắng gốc hóa học.

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

  • benhdalieu4

    Địa chỉ khám - chữa bệnh xã hội & da liễu uy tín:
    https://benhxahoi.andongclinic.vn/nhung-can-benh-lay-qua-duong-quan-he-tinh-duc-thuong-gap-32.html?bl1

      benhdalieu4
      10/09/2024 09:03
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?