Nhiều nông dân thắc mắc khi thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, lội ruộng liên tục khiến họ mắc những bệnh lý như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm nang lông, nhiễm nấm trên da, ghẻ lở…, đặc biệt là nấm da chân.
Thời tiết đang nắng nóng, bỗng dưng mưa ập đến khiến nhiệt độ, độ ẩm không khí tăng cao, không chỉ có nông dân mà cư dân ở thành phố cũng mắc phải nhiều bệnh trên da như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm nang lông, nhiễm nấm trên da, ghẻ lở, đặc biệt là nấm da chân…
Nấm da chân là tình trạng viêm nhiễm, lở loét; thường do 3 loại nấm gây ra như chủng nấm Trichophyton rubrum,Trichophyton mentagrophytes và Epidermophyton floccosum. Bệnh nấm chân hay xuất hiện trên lớp da ngoài cùng, nhất là những khu vực ẩm ướt như kẽ các ngón chân, lòng bàn chân hoặc cũng có thể ở các vị trí như mu bàn chân,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nấm, trong đó, những người sống trong môi trường khí hậu ẩm ướt, sử dụng chung hồ bơi, vòi tắm hoa sen, khăn tắm, thường xuyên mang giày dép quá chật, hay ra mồ hôi chân; người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 hoặc hệ thống miễn dịch yếu, nhất là vào mùa mưa, bệnh thường có xu hướng tăng mạnh.
Bệnh nấm chân triệu chứng gì?
Bệnh nấm chân có triệu chứng chung và điển hình là ngứa dai dẳng kéo đài, với những biểu hiện tổn thương ở mu bàn chân, đỏ có kích thước từ 1-5mm, có vảy và cực ngứa. Bờ gờ cao, mọc những mụn nước nhỏ li ti, vảy da, có hình dạng tròn hoặc vòng cung, ở khu vực giữa thương tổn làn da trông bình thường.
Các tổn thương thường xuất hiện ở ngón thứ 3 hoặc thứ 4 trên bàn chân. Lúc đầu da ở các khu vực này bị khô lại, sau đó bong tróc, trường hợp bị nặng sẽ dẫn đến lở loét, viêm nhiễm, mưng mủ, đồng thời mọc cả mụn nước, gây đau đớn và khó chịu.
Nấm ở lòng bàn chân với những vùng da màu hồng hoặc đỏ phân rõ ranh giới với các vùng da lành, mật độ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nấm da thường ở mu hoặc lòng bàn chân, kèm theo triệu chứng nốt mụn ngứa và đau.
Bệnh nấm chân chữa trị thế nào?
Khi có biểu hiện nghi ngờ nhiễm nấm da chân, cần tới các cơ sở khám bệnh có phòng khám da liễu để khám và điều trị cho kết quả tốt nhất. Tránh tự ý mua thuốc về bôi hoặc uống vì bệnh cần chẩn đoán phân biệt với viêm da dị ứng do tiếp xúc, vảy nến hoặc tổ đỉa.
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị hiệu quả. Nếu nhẹ, bác sĩ có thể kê bệnh nhân bôi kem chống nấm. Ngoài ra, cần giữ cho bàn chân khô ráo. Rửa chân hàng ngày và lau khô, nên dùng khăn riêng, không dùng chung khăn với bất cứ ai khác.
Nhóm thuốc bôi cho tác dụng kháng nấm tại chỗ như Clotrimazole, Ketoconazole, Econazole, Oxiconazole, Sertaconazole nitrate… theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu các tổn thương không cải thiện sau 2 tuần bôi kem chống nấm hoặc ngứa dữ dội, hoặc đau, người bệnh cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và thay thuốc điều trị.
Nếu có mụn nước, mụn mủ, loét ở bàn chân, người bệnh cũng cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cần mang vớ (tất) làm bằng sợi bông hoặc len và thay tất 1 hoặc 2 lần/ngày tránh để bị ẩm ướt. Khi bị nhiễm nấm da, cần hạn chế đi giày mà thay bằng đi dép.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác
Địa chỉ khám - chữa bệnh xã hội & da liễu uy tín:
https://benhxahoi.andongclinic.vn/nhung-can-benh-lay-qua-duong-quan-he-tinh-duc-thuong-gap-32.html?bl1
giúp em với