Vàng da bệnh lý nên điều trị thế nào?

Thứ tư - 16/08/2023 12:46
Vàng da có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nếu ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh là bình thường và tự hết nhưng ở nhóm tuổi khác, nhất là người lớn, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh gan mật hay các bệnh lý liên quan khác, nên chuyên môn gọi đây là vàng da bệnh lý.
bs nguyen thi bich thuy
BSCKI. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Trưởng khoa Khám bệnh
Phụ trách phòng khám tiêu hóa - gan mật
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Vàng da bệnh lý là gì ?

Vàng da (Jaundice) là thuật ngữ mô tả tình trạng vàng da và mắt. Bản thân vàng da không phải là một bệnh, nhưng nó là triệu chứng của một số bệnh tiềm ẩn khác đang được hình thành. Vàng da là do có quá nhiều bilirubin trong cơ thể. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra do sự phân hủy của các tế bào hồng cầu chết trong gan. Thông thường, gan loại bỏ bilirubin cùng với các tế bào hồng cầu cũ.

Vàng da có thể là biểu hiện nghiêm trọng với chức năng của các tế bào hồng cầu, gan, túi mật hoặc tuyến tụy.  Nói cách khác, vàng da là sự chuyển màu vàng da và niêm mạc do tăng bilirubin máu. Có thể nhìn thấy khi nồng độ bilirubin từ 2 đến 3 mg / dL (34 đến 51 μmol / L). Hầu hết bilirubin được sản sinh khi Hb bị phân hủy thành bilirubin không liên kết và các chất khác. Bilirubin không liên kết phối hợp  với albumin trong máu để vận chuyển đến gan, và kết hợp với axit glucuronic trở thành dạng tan trong nước.

Bilirubin kết hợp còn được bài tiết trong mật vào tá tràng. Trong ruột, vi khuẩn chuyển hóa bilirubin thành urobilinogen. Một số urobilinogen được loại bỏ trong phân, một số được hấp thu lại sau đó được phân giải bởi các tế bào gan, tái chế và bài tiết lại trong mật .

Tiên lượng chủ yếu bởi nguyên nhân của vàng da và sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của rối loạn chức năng gan. Rối loạn chức năng gan có thể gây ra rối loạn đông máu, bệnh não gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nguyên nhân gây da vàng rất đa dạng như tắc nghẽn đường dẫn mật, ung thư đầu tụy, ung thư đường mật trong gan, sỏi đường mật, tổn thương tế bào gan, chứng tan máu.

2. Vàng da là dấu hiệu của bệnh gì?

1554864407


Vàng da thường liên quan đến tế bào gan. Tế bào gan bị ảnh hưởng và không thu nhận được bilirubin, bị đào thải và cuối cùng là ứ đọng trong máu sẽ dẫn đến vàng da ở người lớn. Ngoài ra, nồng độ bilirubin trong máu tăng còn do các tế bào gan bị hủy hoại hoặc giảm số lượng. Tóm lại vàng da liên quan đến viêm gan cấp, xơ gan, ung thư di căn tại gan.

Ngoài ra, bệnh vàng da còn liên quan đến ống mật chủ. Khi bị viêm gan sẽ gây hẹp tắc đường dẫn mật dẫn tới vàng da.. Ung thư túi mật phát triển gây tắc ống mật chủ. Các bệnh lý xơ gan tiên phát gây viêm đường mật và một số thuốc làm giảm dòng chảy của dịch mật, đào thải bilirubin gây vàng da.

Bệnh vàng da còn do dùng một số loại thuốc chữa bệnh. Thuốc gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và đường mật của quá trình tạo, bài tiết mật qua đường ruột cũng gây nên triệu chứng vàng da do các thành phần của mật có bilirubin bị ứ lại trong cơ thể.

3. Chẩn đoán và điều trị

  • Chẩn đoán :
Tăng bilirubin máu có thể làm cho nước tiểu sẫm màu trước khi vàng da có thể biểu hiện. Do đó, nếu nước tiểu sẫm màu phản ánh sự xuất hiện của tăng bilirubin máu chính xác hơn so với thời điểm khởi phát vàng da. Những triệu chứng quan trọng khác gồm sốt, các tiền triệu ( như sốt, mệt mỏi, đau mỏi cơ) trước vàng da, thay đổi màu sắc phân, mẩn ngứa, phân mỡ, đau bụng (vị trí, mức độ, thời gian, hướng lan truyền). Các triệu chứng quan trọng gợi ý bệnh nặng bao gồm buồn nôn và nôn mửa, giảm cân và các triệu chứng rối loạn đông máu có thể xảy ra (bầm tím hoặc xuất huyết, phân đen hoặc phân máu).
Bác sĩ dựa vào tiền sử của bệnh nhân có thể chẩn đoán ban đầu nguyên nhân gây vàng da. Ví dụ uống nhiều rượu, nghiện ma túy... có thể dẫn đến viêm gan virus. Bệnh nhân dùng thuốc , bị đau bụng từng cơn có thể do tắc đường sỏi mật... Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, người bệnh nên đi khám để biết bệnh và can thiệp kịp thời.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh vàng da gồm: Xét nghiệm định lượng bilirubin các định nguyên nhân vàng da bilirubin tăng sẽ gây ra tan máu, men gan tăng sẽ gây viêm gan.
Xét nghiệm alka phosphate chẩn đoán bệnh lý tắc đường mật; siêu âm ổ bụng để thăm dò các cơ quan trong ổ bụng, phát hiện khối u trong gan hoặc sỏi mật. Ngoài ra có thể CT Scanner phát hiện u gan, tụy và giãn ống mật.
  • Về điều trị:
Khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ p điều trị theo một số cash như sau:
  • Nếu do viêm gan: Dùng thuốc kháng virus hoặc các thuốc chống viêm nhóm steroid.
  • Nếu do thiếu máu tan huyết: Dùng uống bổ sung sắt hoặc tăng cường các thực phẩm giàu sắt.
  • Nếu do thuốc: Hầu hết các trường hợp da sẽ trở lại bình thường trong vòng một vài tuần, một số ít trường hợp có thể mất vài tháng.
  • Nếu do tắc nghẽn đường mật: Điều trị tập trung loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn như loại bỏ sỏi mật, chữa viêm đường mật như tán sỏi, sử dụng kháng sinh…
  • Nếu vàng da do sỏi mật, chức năng gan kém hay các bệnh lý đường mật thì bạn nên duy trì chế độ ăn hạn chế thực phẩm giàu cholesterol (da, mỡ và nội tạng động vật, thịt bò…), bổ sung đầy đủ chất xơ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. Một số thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho người bị vàng da là dùng gạo lứt, yến mạch, quả dâu tây, quả dứa, cam quýt, nước ép củ cải, nước ép cà chua, nước mía, nước chanh…
  • Riêng điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý do tăng bilirubin trực tiếp thì tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị đặc hiệu khác nhau như dùng kháng sinh, nhất là vàng da do nhiễm khuẩn. Hoặc phẫu thuật nếu trẻ bị bệnh lý teo đường mật hoặc giãn đường mật bẩm sinh.

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?