Viêm màng não mô cầu, bệnh lý nan y không khác gì đột quỵ

Thứ tư - 23/10/2024 03:02
Với các triệu chứng như sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, cổ cứng, ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước… rất có thể bạn đang mắc viêm màng não do mô cầu. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong từ 5% đến 15% nên cần can thiệp càng sớm càng tốt.
bs ckii mai van minh
BSCKII. MAI VĂN MINH
Phụ trách Hồi sức - Cấp cứu
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

I. Qua đời 24 giờ khi phát hiện ra bệnh

Nữ VĐV thể dục dụng cụ người Tây Ban Nha, Maria Herranz Gomez vừa qua đời thương tâm ở tuổi 17 sáng ngày 18/4 do viêm màng não do mô cầu tại bệnh viện ở TP Guadalajara, cách thủ đô Madrid một giờ xe chạy về hướng Đông Bắc.

Cái chết thương tâm và đột ngột của Maria đã khiến người hâm mộ bàng hoàng thương xót , nó được chính thức xác nhận bởi tòa thị chính thị trấn Cabanillas del Campo nơi Maria sinh ra và lớn lên. Theo công bố,  Maria đã đột ngột qua đời vì căn bệnh viêm màng não do mô cầu kinh hoàng chỉ trong vòng 24 giờ phát hiện ra.

Maria Herranz Gomez là VĐV nhảy trampoline (giàn nhún) tiềm năng của Tây Ban Nha. Maria là một trong gần 1000 VĐV thể dục dụng cụ đến từ hơn 40 quốc gia tham gia Giải vô địch diễn ra tại Utilita Arena ở Birmingham từ ngày 9 đến ngày 19 tháng 11 và là sự kiện vòng loại chính cho bộ môn này tại TVH Olympic 2024.

II. Bệnh viêm màng não do mô cầu là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm màng não mô cầu (Meningitis)  không phải là bệnh hiếm gặp, bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng lâu dài. Đây là tình trạng nhiễm trùng gây viêm các mô xung quanh não và tủy sống nên cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Viêm màng não do vi khuẩn có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Có bốn nguyên nhân chính gây viêm màng não cấp tính do vi khuẩn: Gồm Neisseria meningitidis (não mô cầu); Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn); Haemophilus cúm và Streptococcus agalactiae (streptococcus nhóm B). Những vi khuẩn này chịu trách nhiệm cho hơn một nửa số ca tử vong do viêm màng não trên toàn cầu và chúng gây ra các bệnh nghiêm trọng khác như nhiễm trùng huyết và viêm phổi.

image 20240409142411 1

 Các vi khuẩn khác như Mycobacterium tuberculosis, Salmonella, Listeria, Streptococcus và Staphylococcus, các loại vi-rút như enterovirus và quai bị, nấm, đặc biệt là Cryptococcus và ký sinh trùng như Amoeba cũng là những nguyên nhân quan trọng gây viêm màng não. 

Quá trình lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt hô hấp hoặc dịch tiết cổ họng. Liên cầu khuẩn nhóm B thường tồn tại trong ruột hoặc âm đạo của con người và có thể lây từ mẹ sang con trong khoảng thời gian sinh ra. Khi mắc bệnh thường có dấu hiệu và triệu chứng điển hình như cứng cổ, sốt, lú lẫn hoặc thay đổi trạng thái tinh thần, đau đầu, buồn nôn và nôn. 

Các triệu chứng ít gặp hơn là co giật, hôn mê và suy giảm thần kinh (ví dụ như mất thính giác hoặc thị lực, suy giảm nhận thức hoặc yếu chân tay). Cứ 5 người thì có một người sống sót sau một đợt viêm màng não do vi khuẩn có thể để lại di chứng lâu dài. Những hậu quả này bao gồm mất thính lực, co giật, yếu chân tay, khó khăn về thị giác, lời nói, ngôn ngữ, trí nhớ và giao tiếp, cũng như sẹo và cắt cụt chi sau nhiễm trùng huyết.

III. Phòng ngừa viêm màng não mô cầu

Để phòng bệnh viêm màng não mô cầu, mọi người cần có nhận thức đầy đủ về bệnh thông qua các nguồn tài liệu tuyên truyền. Nên giữ vệ sinh nơi ở, giữ vệ sinh môi trường; nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng. Nơi có ổ dịch cũ phải giám sát, phát hiện ngay các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi. Có thể xét nghiệm bệnh nhân cũ và người lân cận nếu có điều kiện, để tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu. Về phía bệnh nhân cần được điều trị triệt để tại cơ sở y tế. Người tiếp xúc với bệnh nhân cần được điều trị dự phòng.

Nếu có biểu hiện mắc bệnh viêm màng não mô cầu, cần đưa ngay bệnh nhân tới các cơ sở y tế gần nhất  để được thăm khám và điều trị kịp thời. Do là bệnh nguy hiểm, có khả năng năng trở thành bệnh dịch vì nó lây truyền qua đường hô hấp. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế thường khuyên nên tiêm vắc xin, đặc biệt là vắc xin phòng ngừa viêm màng não mô cầu tuýp B,C dành cho trẻ từ 6 tháng trở lên và người lớn dưới 45 tuổi hoặc vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu 4 tuýp A, C, Y, W-135 bắt đầu 9 tháng trở lên và người lớn dưới 55 tuổi. Riêng những người đã trải qua bệnh viêm màng não thường có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cần phải điều trị y tế lâu dài.  
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?