Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ bầu bí

Thứ tư - 27/07/2022 10:22
Trầm cảm sau sinh là một trong những căn bệnh thần kinh có nhiều bí ẩn. Nhiều phụ nữ mắc bệnh nhưng không được điều trị kịp thời đã dẫn đến hệ lụy khó lường, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ lẫn con.
   Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng cả mẹ lẫn con
   Trầm cảm sau sinh (Postpartum depression), gọi tắt PD, là bệnh rối loạn tâm lý ở mẹ nhưng nó lại gây ra hậu quả rất lớn đối với mẹ bầu và thai nhi. Nếu mắc trầm cảm trong quá trình mang thai có nguy cơ cao gây sinh non, sẩy thai, thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân, đái tháo đường thai kỳ…
 
BSCKI. Hồ Thị Hải Vân (trái), bác sĩ chuyên khoa Nội tổng hợp; Sản phụ khoa BVQT Minh Anh
   Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ, tuy nhiên cũng đáng mừng, bệnh đáp ứng tốt với điều trị. PD còn có tên gọi khác là trầm cảm hậu sản, vào những thời điểm đặc biệt khác của cuộc đời, phụ nữ cũng có nguy cơ cao như trầm cảm giai đoạn tiền kinh nguyệt, rối loạn khí sắc liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Theo chuyên môn, PD có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời, dưới đây là những khám phá về PD phụ nữ cần biết.
 
   Triệu chứng không đồng nhất
   Triệu chứng PD rất đa dạng, không đồng nhất, như thay đổi tâm trạng, khó ăn, khó ngủ, khó khăn trong việc liên kết với em bé, mệt mỏi và thờ ơ với công việc hàng ngày. Một số chỉ xuất hiện vài triệu chứng, một số lại khá nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, nhất là chăm sóc cho bản thân lẫn em bé. Nhiều chị em mắc PD lại cho rằng bệnh chỉ  xảy ra ngay sau khi vượt cạn, nhưng thực tế, triệu chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi vượt cạn. Mặc dù triệu chứng thường “startup” trong 6 tuần đầu sau sinh, nhưng các triệu chứng xuất hiện sau đó cũng rất quan trọng và không nên bỏ qua.
 
   Hormon, mệt mỏi, gia đình, tiền sử cá nhân cũng như thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ của xung quanh có thể làm gia tăng bệnh PD. Theo giới chuyên gia, PD là một tình trạng y tế nghiêm trọng có yếu tố của di truyền, thần kinh và hormon. Chắc chắn không phải là lỗi của người mẹ bởi vậy, trầm cảm sau sinh là cái gì đó rất bí ẩn, vượt khỏi sự kiểm soát ý thức của người trong cuộc và là thách thức đối với ngành y.
 
   Bệnh có thể điều trị được
   Không có lý do trầm cảm sau sinh là căn bệnh nan giải vô phương cứu chữa bởi  y học đã phát triển vượt bậc. Các phương pháp điều trị hiện rất phong phú, như dùng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tư vấn. Ngay cả những bà mẹ cho con bú cũng có thể dùng thuốc để làm giảm trầm cảm sau sinh theo phác đồ điều trị thích hợp và theo dõi sát sao của bác sĩ.  Việc điều trị trầm cảm sau sinh hiện nằm trong tay con người, nên khi mắc bệnh không nên giấu bệnh, thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
 
   Khi nhận thấy có các dấu hiệu trầm cảm, mẹ bầu hãy đến gặp bác ngay. Mẹ hãy nói cho bác sĩ những triệu chứng, cảm xúc, suy nghĩ thật sự chính xác mà mình đã gặp phải trong thời gian gần đây để bác sĩ nắm bắt được tình trạng bệnh cụ thể và chỉ định loại thuốc phù hợp nhằm đem lại hiệu quả chữa trị cao nhất. Trong quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm, mẹ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt… Mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 
   Ngoài ra có thể áp dụng liệu pháp tâm lý, tham khảo tư vấn của bác sĩ tâm lý, trò chuyện với người thân, bạn bè nhiều hơn. Hãy dành cho mình thời gian để thư giãn, đọc sách, thay vì suy nghĩ những vấn đề tiêu cực. Nên đảm bảo ngủ đủ giấc, 8-9 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi. Nên duy trì cuộc sống vận động, tập thể dục thường xuyên, giao lưu với nhiều người xung quanh sẽ giúp tinh thần của mẹ thoải mái hơn, tránh suy nghĩ tiêu cực không nên có.
 
   Ngoài sự hỗ trợ chuyên môn, cộng đồng và người thân, các bà mẹ mắc bệnh cũng nên cố gắng, “vượt lên chính mình” để sớm khỏi bệnh. Rất đa dạng như cố gắng nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, đúng giờ, hoàn thành các nhiệm vụ trong ngày, tiếp xúc với cộng đồng, những người xung quanh để nhận được hỗ trợ.
 
   Hãy gác bệnh tật sang một bên, những bà mẹ bị trầm cảm sau khi sinh ít khi làm tổn thương đến con cái. Ngoài ra, khả năng liên kết tình mẫu tử có thể gặp khó khăn, nhưng các bà mẹ bầu bị PD vẫn yêu thương, quý con và sẵn sàng làm mọi thứ vì con. Và cuối cùng, trầm cảm sau sinh không làm cho phụ nữ trở thành một người mẹ xấu, họ vẫn là những bà mẹ tuyệt vời, mọi cái sẽ tốt đẹp nếu người trong cuộc có kiến thức, sớm can thiệp và điều trị kịp thời, khoa học.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?