BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

https://www.minhanhhospital.com.vn


Từ vụ bé trai bị bạo hành nghĩ về thói quen rung lắc trẻ sơ sinh

Quý trẻ, nựng trẻ nếu không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, trí tuệ trẻ. Đây là thói quen người lớn hay làm mà không hề hay biết hệ lụy từ việc làm này gây ra, ngoại trừ bạo hành.
bsck2 nguyen thi ngoc bich
BSCKII. NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH
Giám đốc Y khoa Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Về vụ bé 1 tháng tuổi nghi bị bạo hành

Như báo chí đưa tin, việc “bé trai bị bạo hành ở khu Linh Đàm” đang gây xôn xao dư luận. Qua xác minh, nữ bảo mẫu 21 được gia đình anh N.V.B., ở tòa chung cư HH2C Linh Đàm thuê chăm sóc con nhỏ vừa sinh. Hiện cháu bé mới chỉ khoảng 1 tháng tuổi. Theo đoạn clip ghi lại, sự việc xảy ra vào rạng sáng 31/5, bảo mẫu trẻ đang nằm ngủ cùng đứa trẻ nhỏ tại một căn hộ Chung cư HH Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội bất ngờ thức giấc, quay sang phía em bé và bế lên nhưng lắc rất mạnh. Người này còn sử dụng tay để vỗ lưng cho bé, sau đó tiếp tục lắc mạnh theo hình vòng tròn nhiều lần, khiến bé sợ hãi, khóc ré lên.

bv6 png
Hình ảnh. Bé trai bị bạo hành ở khu Linh Đàm

Theo chia sẻ của người nhà trên clip, mẹ cháu bị sốt cao nên phải tách mẹ và con để phòng chống lây chéo. Theo nguồn tin báo chí, nữ bảo mẫu phân trần “bản thân bị trầm cảm" và xin tha thứ. Cùng với việc mời nữ giúp việc C. để ghi lời khai cũng như suy nghĩ gì trong quá trình chăm sóc bé trai, Công an quận Hoàng Mai đã khẩn trương làm việc với Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả đánh giá ban đầu và đến thời điểm hiện tại xác định: "Bé trai nhập viện tỉnh táo, tự thở, môi hồng, phổi thông khí đều hai bên, tim đều mạch rõ, bụng mềm, ngực vững, khung chậu vững, trương lực cơ bình thường, bú tốt. Trên da chưa phát hiện xây xát bầm tím".

Vụ việc hiện tiếp tục được xác minh, làm rõ nhưng đứng trên quan điểm y khoa, chăm sóc trẻ sơ sinh nếu cố ý bạo hành, còn không thói quen rung lắc trẻ sơ sinh cũng rất tai hại. Thói tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa hoặc xốc lắc mạnh… có thể gây những hậu quả khôn lường cho sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ.

Theo nghiên cứu của Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), số ca tử vong do hội chứng trẻ bị rung lắc khoảng 2.000 ca mỗi năm ở quốc gia này. Hội chứng trẻ bị rung lắc (Shaken baby syndrome - SBS) hay tổn thương não lạm dụng (abusive head trauma, AHT) là hội chứng hay gặp, có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ.  Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ giai đoạn sơ sinh đến 8 tháng do đặc điểm cơ thể của trẻ ở độ tuổi này còn non nớt. Trong khoảng thời gian này, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh.

2. Hội chứng trẻ bị rung lắc là gì?

Hội chứng trẻ bị rung lắc (Shaken baby syndrome - SBS) là một chấn thương não nghiêm trọng do lắc mạnh trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi. SBS còn được gọi là chấn thương đầu do lạm dụng, hội chứng chấn động do chấn động, chấn thương đầu do chấn thương hoặc hội chứng trẻ sơ sinh bị rung lắc.  Khi bị rung lắc mạnh, nhất là trong động tác tung hứng hay quay vòng quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể va đập vào hộp sọ, làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não. Lý do rung lắc gây hủy các tế bào não của trẻ và ngăn không cho não nhận đủ oxy, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.

c42b80b3 68bf 404c a66f 8cdd8b137c62


Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng trẻ bị lắc đa dạng, bao gồm: Cực kỳ quấy khóc hoặc cáu kỉnh, khó tỉnh táo, gặp các  vấn đề về hô hấp, ăn uống kém, nôn mửa, da nhợt nhạt hoặc hơi xanh, co giật, bại liệt, hôn mê…. Mặc dù đôi khi có vết bầm tím trên mặt nhưng bạn có thể không thấy dấu hiệu tổn thương thực thể đối với cơ thể bên ngoài của trẻ. Các chấn thương có thể không được nhìn thấy ngay lập tức bao gồm chảy máu não và mắt, tổn thương tủy sống và gãy xương sườn, hộp sọ, chân và các xương khác. Nhiều trẻ em mắc hội chứng em bé bị lắc có các dấu hiệu và triệu chứng của việc lạm dụng trẻ em trước đó. Trong những trường hợp nhẹ của hội chứng trẻ bị lắc, trẻ có thể trông bình thường sau khi bị lắc, nhưng theo thời gian chúng có thể phát triển các vấn đề về sức khỏe hoặc hành vi.

Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Nhẹ thì có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là bố mẹ thường không hề biết trẻ bị tổn thương vì rung lắc mạnh do người lớn gây nên. Vì vậy, nhiều trường hợp trẻ đã bị tổn thương nhưng vẫn tiếp tục bị tra tấn bởi các lần thao tác tiếp theo, khiến trẻ ngày càng nặng.

Tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ sẽ có những triệu chứng xuất hiện như giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, không hoặc ít khi mỉm cười. Nặng hơn, trẻ sẽ không nhìn được, dễ co giật, nôn mửa. Trường hợp trầm trọng, trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê... khi đó, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong.

3. Cách phòng tránh hội chứng trẻ bị rung lắc

Hội chứng em bé bị lắc có thể ngăn ngừa được, trong đó cha mẹ lẫn người chăm sóc cần được giáo dục, truyền thông về sự nguy hiểm của hội chứng này . Để ngăn ngừa, các bậc cha mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như rung lắc nôi đối ; không bế thốc ngược; không xốc vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa với con; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.

Các lớp giáo dục mới dành cho cha mẹ có thể giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của việc rung lắc dữ dội và có thể cung cấp các mẹo để làm dịu em bé đang khóc và kiểm soát căng thẳng.

Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình hoặc sự căng thẳng của việc làm cha mẹ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Bác sĩ của con bạn có thể giới thiệu đến một cố vấn hoặc nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần khác. Nếu người khác giúp chăm sóc con bạn,dù là người chăm sóc được thuê, anh chị em ruột hay ông bà hãy đảm bảo rằng họ biết sự nguy hiểm của hội chứng SBS để có giải pháp chăm sóc trẻ tốt hơn.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?