Những lợi ích sức khỏe của nghệ và cách sử dụng
- Thứ tư - 11/12/2024 13:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
I. Vai trò của nghệ đối với sức khỏe con người
Nghệ đã được sử dụng ở Ấn Độ hàng nghìn năm như một loại gia vị và thảo dược nhờ thành phần hoạt tính có trong nghệ là cho nghệ có màu vàng, được gọi là curcumin.
Nghệ có nguồn gốc từ rễ của một loại cây có nguồn gốc từ châu Á. Trong y học Ayurvedic truyền thống của Ấn Độ, nghệ được xem là phương pháp điều trị hữu hiệu cho rất nhiều loại bệnh khác nhau từ dị ứng, đau khớp đến ung thư. Ngoài ra, nghệ còn có giá trị dinh dưỡng cao nên là một thành phần bổ sung lành mạnh cho bất kỳ chế độ ăn uống nào.
Curcumin thuộc nhóm hơn 8.000 hợp chất được gọi là polyphenol. Chúng có nhiều loại khác nhau, đóng vai trò như chất chống oxy hóa, giúp chống lại tác hại từ ánh nắng mặt trời hoặc hóa chất khi tiếp xúc. Polyphenol có thể bảo vệ cơ thể chống lại các loại bệnh mãn tính như Alzheimer, tiểu đường, ung thư, huyết áp cao, kiểm soát cơn đau, bệnh thoái hóa thần kinh, giảm viêm, giảm các triệu chứng do đau mãn tính và viêm xương khớp. Ngoài ra nghệ còn giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu, giúp làn da khỏe mạnh, giảm mụn trứng cá, chàm, bệnh vẩy nến, chống lão hóa và tăng cường sức khỏe não bộ. Đặc biệt nghệ còn giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và trao đổi chất.
II. Hàm lượng dinh dưỡng của nghệ
Ngoài curcumin, nghệ còn giàu vitamin C, vitamin B6, mangan, sắt, kali, axit béo omega-3, chất xơ … và các chất chống oxy hóa khác .
Chất dinh dưỡng cụ thể cho mỗi khẩu phần nghệ: Một khẩu phần gồm 2 thìa cà phê nghệ (lượng thường được thêm vào công thức nấu ăn hoặc đồ uống) chứa:
- Lượng calo: 19
- Protein: 0,6 gam
- Chất béo: 0,2 gam
- Carbohydrate: 4 gam
- Chất xơ: 1,4 gam
- Đường: 0,2 gam
III. Liều dùng nghệ
Các nghiên cứu cho thấy tác dụng tốt của nghệ phụ thuộc vào lượng curcumin trong đó. Một số loại nghệ sẽ có nhiều curcumin hơn những loại khác. Bột cà ri có hỗn hợp gia vị và thường không có nhiều nghệ hoặc cucumin trong đó.
Hai thìa cà phê nghệ tươi chứa khoảng 400 miligam curcumin, nhưng lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào chất lượng của gia vị.
Thực phẩm bổ sung nghệ là một lựa chọn thay thế phổ biến và cung cấp lượng curcumin chính xác hơn. Khi chọn thực phẩm bổ sung nghệ, điều quan trọng là phải sử dụng các thương hiệu đáng tin cậy, được bác sĩ khuyên dùng. Nhưng không có liều lượng nghệ tiêu chuẩn hoặc khuyến nghị nào mà bạn nên dùng mỗi ngày vì vậy nên tư vấn bác sĩ.
IV. Cách dùng nghệ
Cơ thể sẽ không hấp thụ và sử dụng curcumin từ nghệ trong chế độ ăn uống thông thường. Vì vậy, tác dụng của nghệ đối với sức khỏe phụ thuộc vào lượng dùng và cách chế biến và dùng kết hợp
► Dùng kết hợp với
- Hạt tiêu đen: Peperine, thành phần hoạt tính trong hạt tiêu đen, làm tăng lượng nghệ bạn hấp thụ lên tới 2.000 phần trăm.
- Chất béo lành mạnh: Nghệ tan trong chất béo chứ không phải trong nước. Khi nó liên kết với chất béo, cơ thể sẽ hấp thụ nó chậm hơn và nhiều curcumin hơn sẽ đi vào máu.
- Quercetin: Sắc tố thực vật màu tím này có trong quả mọng, hành tây và nho (bao gồm cả rượu vang đỏ) là một chất chống oxy hóa thúc đẩy quá trình hấp thụ curcumin.
- Nhiệt: Nhiệt độ thấp giúp curcumin dễ hấp thụ hơn và tăng cường tác dụng của nó.
- ► Trà nghệ
- ► Cà phê sữa nghệ
- ► Nấu ăn bằng nghệ
- Thêm nghệ, hạt tiêu đen và chất béo lành mạnh như sữa dừa hoặc dầu bơ vào súp và cà ri.
- Đun nóng nghệ trong latte vàng hoặc trà với một chút hạt tiêu đen.
- Xay thành sinh tố có nhiều quả mọng.
- Thêm chút màu sắc cho cơm trắng thông thường của bạn với hương vị tinh tế.
- Trộn vào nước chấm và phết như hummus hoặc phô mai kem.
- Sử dụng để thêm màu sắc cho các món ăn thuần chay như đậu phụ rán và phô mai không phải từ sữa.
- Thêm dinh dưỡng và một chút hương vị cho bỏng ngô, bánh mì, món xào, rau củ nướng và các loại hạt.
V. Tác dụng phụ không mong muốn của nghệ
Nghệ và curcumin nói chung là an toàn. Chúng có khả năng gây ra tác dụng phụ nếu dùng nhiều với liều lượng có trong viên thuốc, viên nang hoặc kẹo dẻo. Như gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc loét dạ dày, đặc biệt là ở liều cao hoặc dùng lâu dài. Nếu bạn bị dị ứng với nghệ, khi dùng có thể gây phát ban, nổi mề đay hoặc đau bụng…
Nghệ an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng cũng nên cẩn thận nếu sức khỏe yếu hoặc mắc một số loại bệnh nhất định thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung nghệ như nhóm bị sỏi mật, mắc bệnh thận, rối loạn chảy máu, mắc bệnh tiểu đường, rối loạn miễn dịch. Nếu đang mang thai, cho con bú cũng không nên sử dụng thực phẩm bổ sung nghệ. Trẻ em có thể ăn một lượng nghệ bình thường trong thức ăn, nhưng không nên sử dụng thực phẩm bổ sung nghệ trừ khi có ý kiến của bác sĩ.
Vì nghệ có khả năng làm tăng chảy máu,vì vậy nên ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Ngoài ra, nếu thường xuyên dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung nghệ. Chúng có thể tương tác với thuốc như Aspirin, thuốc giảm đau NSAID, statin, thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu. Thực phẩm bổ sung nghệ cũng có thể tương tác với các loại thực phẩm bổ sung khác làm giảm đông máu như bạch quả, nhân sâm và tỏi.