BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

https://www.minhanhhospital.com.vn


Những điều cần biết về tăng huyết áp vô căn và cách kiểm soát

Tăng huyết áp vô căn hay tăng huyết áp nguyên phát là dạng cao huyết áp bác sĩ không thể xác định rõ nguyên nhân. Cụ thể tình trạng này là gì, mức độ nguy hiểm ra sao và làm thế nào để kiểm soát bệnh?
bs ckii mai van minh
BSCKII. MAI VĂN MINH
Phụ trách Hồi sức - Cấp cứu
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Định nghĩa về tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn hay tăng huyết áp nguyên phát (Essential hypertension, hay primary hypertension) là một dạng cao huyết áp y khoa không thể xác định được ụ thể nguyên nhân. Huyết áp là áp lực tác động đến thành động mạch, do tim tạo ra để vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp xảy ra khi cường độ áp suất trong mạch máu mạnh hơn mức bình thường và lâu dần gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán tăng huyết áp đều được xác định là tăng huyết áp vô căn (tăng huyết áp nguyên phát).

Tăng huyết áp vô căn chiếm 95% trong tổng số các trường hợp tăng huyết áp, đây là một rối loạn không đồng nhất, với những bệnh nhân khác nhau có các yếu tố nguyên nhân khác nhau dẫn đến huyết áp cao. Tăng huyết áp vô căn cần được phân loại thành nhiều hội chứng khác nhau vì nguyên nhân gây ra huyết áp cao ở hầu hết các bệnh nhân hiện được phân loại là tăng huyết áp vô căn có thể được nhận biết.

2. Các yếu tố nguy cơ ?

Tăng huyết áp vô căn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Các yếu tố di truyền được cho là quan trọng. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ như ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, căng thẳng, thừa cân béo phì… Hầu hết mọi người sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào và chỉ phát hiện ra khi khi đi khám sức khỏe định kỳ.

3. Làm thế nào để  biết bị tăng huyết áp?

Kiểm tra huyết áp là cách tốt nhất để sàng lọc tình trạng này. Huyết áp thực chất là áp lực đẩy được tạo ra do sự tuần hoàn máu trong các mạch máu, đây được coi là một trong những dấu hiệu sống còn của một cơ thể sống. Chỉ số huyết áp của chúng ta gồm 2 số, số này ‘trên’ số kia, ví dụ 140/80. Số cao (gọi là huyết áp tâm thu) phản ánh áp lực bên trong động mạch khi tim đang bơm máu. Số nhỏ hơn (gọi là huyết áp tâm trương) phản ánh áp lực bên trong động mạch khi tim thư giãn giữa các nhịp, được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mm Hg). Huyết áp cao là khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương dưới mức 90 mmHg thì sẽ được chẩn đoán cao huyết áp. Huyết áp thấp hạ hạ huyết áp là khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với chỉ số huyết áp bình thường

Chỉ số huyết áp dao động lên xuống trong suốt cả ngày. Chúng thay đổi sau khi tập thể dục, khi nghỉ ngơi, khi bị đau ốm, thậm chí cả khi căng thẳng hoặc tức giận. Tăng huyết áp trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 khi huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương 80 đến 89 mmHg. Giai đoạn 2 huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg. 

Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp. Mức độ nghiêm trọng của huyết áp cao được xác định bằng giá trị trung bình của các chỉ số đo tại các thời điểm khác nhau. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra thể chất để phát hiện các dấu hiệu của bệnh tim. Bao gồm việc nhìn vào mắt và lắng nghe tim, phổi và lưu lượng máu ở cổ . Bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm sau đây để phát hiện các vấn đề về tim và thận: 

  • Xét nghiệm cholesterol: Còn được gọi là xét nghiệm lipid, kiểm tra mức cholesterol trong máu.
  • Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim.
  • Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG): Ghi lại hoạt động điện của tim.
  • Xét nghiệm chức năng thận và các cơ quan khác: Gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm để kiểm tra xem thận và các cơ quan khác. 

Tăng huyết áp có thể gây ra các biến chứng lam tim phải hoạt động mạnh hơn. Do đó lực của máu có thể làm hỏng các cơ quan, mạch máu và cơ tim. Cuối cùng có thể làm giảm lưu lượng máu qua cơ thể, dẫn đến suy tim, đau tim, xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch do tích tụ cholesterol (có thể dẫn đến đau tim), đột quỵ, tổn thương mắt, thận và thần kinh…

4. Tăng huyết áp vô căn được điều trị như thế nào?

► Không có cách chữa trị bệnh tăng huyết áp vô căn, nhưng có những phương pháp điều trị để giảm bệnh.

  • Thay đổi lối sống theo chiều khoa học, tích cực.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu, không uống quá một ly /ngày đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới.
  • Giảm căng thẳng
  • Duy trì chế độ ăn ít muối để có lợi cho tim, tăng cường thực phẩm giàu kali và chất xơ.
  • Nếu có vấn đề về thận, không nên tăng kali khi bác sĩ chưa cho phép .

► Về dùng thuốc

Nếu thay đổi lối sống không làm giảm mức huyết áp , bác sĩ có thể kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc hạ huyết áp,  bao gồm: thuốc chẹn beta, chẳng hạn như metoprolol (Lopressor); thuốc chẹn kênh canxi, chẳng hạn như amlodipine (Norvasc); thuốc lợi tiểu, như hydrochlorothiazide/HCTZ (Microzide); thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), như captopril (Capoten); thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB), như losartan (Cozaar); chất ức chế renin, như aliskiren (Tekturna)…

Người bệnh có thể thử nhiều loại thuốc khác nhau cho đến khi tìm thấy một loại thuốc phù hợp hoặc kết hợp của các loại thuốc khác nhau có tác dụng hạ huyết áp một cách hiệu quả. Kết hợp với dùng thuốc nên duy trì lối sống lành mạnh hơn để hạn chế phải dùng thuốc. Kiểm soát huyết áp tốt sẽ sẽ giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy tim, giảm nguy cơ tổn thương mắt, thận…, làm tăng chất lượng cuộc sống, và cuối cùng giúp kéo dài tuổi thọ.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?