BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

https://www.minhanhhospital.com.vn


Nhiễm vi khuẩn hp, khi nào cần điều trị ?

Helicobacter Pylori (HP) là là loại vi khuẩn có nhiều tiêm mao hình xoắn, phát triển trong lớp niêm mạc bao phủ bên trong dạ dày. Chúng được xem là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, và Tổ chức Y tế Thế giới xếp HP là nguyên nhân loại một gây ung thư dạ dày.
photo1531382091853 1531382091853220001823
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

►VI KHUẨN HP - LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN ?

Tuy nhiên, các nhà sinh y học chỉ rõ, vi khuẩn HP đã “chung sống” với con người trong nhiều ngàn năm nay và việc nhiễm vi khuẩn này là rất phổ biến. Trong thực tế, hầu hết người trên 50 tuổi đều có mang vi khuẩn HP này, nhưng không phải ai cũng bị viêm dạ dày hay phát triển bệnh ung thư cả. Do đó, cũng có thể cho rằng HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, có một số tác dụng tốt đối với cơ thể. Ví dụ: Người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng đường ruột khác, do vi khuẩn này tiết ra các chất ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn khác.

Những bệnh lý dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn… cũng sẽ giảm nếu có sự hiện diện của HP trong dạ dày. Một số nhà khoa học lại đưa ra giả thuyết rằng, HP có enzyme urease sẽ phân giải urê thành amoniac làm kiềm hóa dịch axit dạ dày, sẽ làm giảm bệnh lý trào ngược thực quản, giảm loét trợt tâm vị, thực quản và nhờ đó sẽ làm giảm nguy cơ ung thư tâm vị và ung thư biểu mô thực quản.

Do đó, chúng ta nên nhìn vi khuẩn HP dưới hai khía cạnh:

  • Chúng sống vô hại, thậm chí có vài lợi ích.
  • Chúng cũng tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư non-cardia.
Vì thế hiện nay, nhiều cơ sở y tế trên toàn thể giới đều thống nhất chỉ dùng kháng sinh để loại trừ triệt để H pylori trong các tình huống sau:
  • Loét dạ dày tá tràng có HP dương tính
  • Viêm dạ dày HP dương tính
  • Gia đình có người bị ung thư dạ dày, loét dạ dày tá tràng
  • Viêm teo dạ dày mạn tính; Sau phẫu thuật ung thư dạ dày.
dau da day 1
Dạ dày viêm loét do HP

►KỸ THUẬT NỘI SOI DẠ DÀY KHÔNG ĐAU

Riêng với trẻ em, đặc biệt với trẻ nhũ nhi, dù tỷ lệ nhiễm HP rất lớn, PGS.TS. Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật khuyên chưa điều trị vì rằng, trong môi trường dạ dày axit cao của trẻ còn bú sữa vi khuẩn HP sẽ tự chết đi.

Điều hết sức lưu ý là phải hạn chế lây nhiễm HP bằng 4 động thái đơn giản nhưng hữu hiệu:

  • Vệ sinh môi trường sống.
  • Vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi.
  • Tránh lây nhiễm khi làm nội soi, chữa sâu răng hoặc lấy cao răng.
  • Không dùng chung bát đũa, ly chén, hôn hít, mớm cơm cho trẻ con.
20190529 083346 119984 vi khuan hp co the la max 800x800
Ăn uống chung bát đũa, ly chén là nguyên nhân lây nhiễm HP

Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?