“Ngáp sái quai hàm…”
- Thứ hai - 27/04/2020 07:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sái quai hàm là một tình trạng do chấn động mạnh ở phần bắp thịt và đường gân của xương quai hàm, khiến cho quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí.
Trong cấu trúc hàm – mặt, thì khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, có vai trò quan trọng trong hệ thống nhai, nói. Vì một lý do nào đó mà bị trật khớp, mòn xương lồi cầu ảnh hưởng tới đĩa sụn khiến cho chúng ta bị đau khi há miệng hoặc nghe thấy tiếng kêu lộc khộc trong miệng.
Cười lớn hoặc ngáp to đột ngột có thể khiến khớp thái dương hàm bị lệch gây ra tình trạng mà chúng ta vẫn hay gặp phải là sái quai hàm. Khi bị sái quai hàm sẽ gây nên đau đầu, đau mặt, tai ù, đau vai gáy… Người bệnh bị co cứng cơ giữ cổ và quai hàm khiến việc cử động vô cùng khó khăn và đau đớn.
Để chữa sái quai hàm, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa răng – hàm - mặt để thăm khám và xử lý kịp thời, đưa quai hàm của bạn trở về vị trí cố định ban đầu. Ngoài ra, khám chuyên khoa răng hàm mặt cũng giúp bạn phát hiện sớm Hội chứng rối loạn khớp thái dương - hàm nếu chẳng may mắc phải.
Hội chứng rối loan khớp thái dương – hàm (hay còn gọi là bệnh viêm khớp thái dương – hàm) là một bệnh lý trong chuyên khoa răng – hàm – mặt. Bệnh cũng gây nên các khó chịu tương tự, đau ở trong và xung quanh tai, khó mở miệng, đóng miệng, khó khăn khi cử động hàm. Khi mở miệng hoặc nhai có thể phát ra tiếng kêu khớp, người bệnh thường phải ngậm miệng lệch sang một bên gây mỏi hàm, mặt cắn không đều.
Hội chứng rối loạn khớp thái dương – hàm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nặng hơn như: sưng phình mặt, cơ nhai bị phình đại, mất cân đối khuôn mặt, đau và ù tai, chóng mặt, đau đầu, đau răng… hay ảnh hưởng đến thính lực. Đặc biệt, giãn khớp là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm khớp thái dương hàm khi bệnh quá nặng. Giãn khớp làm tăng nguy cơ trật hoặc dính khớp, thủng đĩa khớp, gây phá hủy đầu xương, xơ cứng khớp… khiến người bệnh không thể há miệng được.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng của rối loạn này có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc hoặc bảo vệ khớp cắn để giúp giữ cho khỏi nghiến răng vào ban đêm. Trong trường hợp rất hiếm, có thể phải phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế các phần khớp.
Để phòng bệnh viêm khớp thái dương - hàm, cần lưu ý nếu thấy răng mọc chen chúc, sai khớp cắn; tránh thói quen mút tay, cắn ngón tay, cắn môi; không nên sử dụng đồ ăn cứng, rắn, dai, dính thường xuyên; không nên nhai kẹo cao su quá lâu; không mở miệng rộng đột ngột ( khi ngáp, cười...)
HÃY ĐỂ NHA SĨ GIÚP BẠN CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG MỘT CÁCH HOÀN HẢO HƠN.
Tìm hiểu thêm về sức khỏe răng miệng qua các bài viết dưới đây:
►RĂNG KHÔN NHIỀU LÚC CŨNG MỌC “DẠI”
►ÁP DỤNG KỸ THUẬT CAO TRONG KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ RĂNG MIỆNG
►CÁI RĂNG, CÁI TÓC LÀ GÓC CON NGƯỜI…
Để được hỗ trợ tư vấn khám và chăm sóc răng miệng, Quý khách vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.com.vn
Fb: facebook.com/bvminhanh