Mối tương quan giữa viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản
- Thứ sáu - 17/07/2020 07:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản là hai bệnh lý tiêu hóa phổ biến. Cả hai đều có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát lan rộng, hay đau thượng vị...Mặc dù dễ nhầm lẫn do các triệu chứng cơ bản giống nhau, nhưng về lâm sàng, có thể phân biệt được chúng qua những dấu hiệu khác biệt.
SỰ KHÁC BIỆT
Với viêm loét dạ dày thì đau thượng vị là triệu chứng điển hình nhất ngoài ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị.
Còn trào ngược dạ dày thực quản thì ợ nóng được coi là triệu chứng điển hình, cảm giác nóng rát lan tỏa từ dạ dày lan tới vùng cổ. Đi kèm với ợ nóng, người bệnh có ợ hơi, ợ chua, vì vậy nó khiến người ta thường nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày. Theo giới chuyên môn thì bên cạnh ợ nóng, nếu nôn trớ ngay khi cúi người sau bữa ăn, hay tiết nhiều nước bọt… thì nguy cơ mắc trào ngược dạ dày cao hơn hẳn so với viêm loét dạ dày tá tràng.
Để phân biệt trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày, người bệnh không nên quyết định dựa trên kinh nghiệm bản thân, mà cần có nội soi và đánh giá của bác sĩ chuyên khoa mới biết kết quả chính xác nhất.
Việc phân biệt rõ ràng giữa trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày là cơ sở để có phác đồ điều trị phù hợp nhất với mỗi bệnh.
MỐI TƯƠNG QUAN
Là hai bệnh lý khác nhau, nhưng viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản có mối tương quan đặc biệt.
Một bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, nồng độ acid trong dịch vị sẽ tăng cao, kèm theo đó là khả năng tiêu hóa kém kéo dài, cơ thắt thực quản dưới hoạt động không tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vị trào ngược. Đó cũng là lý do vì sao bệnh nhân viêm dạ dày thường đi kèm bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Ngược lại, trào ngược thực quản sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, vì hiện tượng trào ngược kích thích tăng tiết acid – yếu tố chính gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Do trào ngược thực quản và viêm loét dạ dày có mối tương quan chặt chẽ với nhau, nên việc mắc đồng thời cả hai khiến tình trạng bệnh xấu đi nhanh chóng hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng đường tiêu hóa như: ung thư thực quản, ung thư dạ dày…
CẦN LÀM GÌ KHI MẮC ĐỒNG THỜI 2 BỆNH?
Một người vừa bị viêm dạ dày vừa bị trào ngược, thì cần kiên trì chữa bệnh, việc tuân thủ thuốc cũng như thay đổi một số thói quen sinh hoạt hết sức quan trọng với sự tư vấn của bác sĩ điều trị. Đồng thời việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư là vấn đề người bệnh phải nghiêm túc nghĩ đến.
Các bài viết về bệnh tiêu hóa có thể bạn quan tâm:
►CHẨN ĐOÁN HELICOBACTER PYLORI QUA HƠI THỞ
►KỸ THUẬT NỘI SOI DẠ DÀY KHÔNG ĐAU
►ƯU ĐIỂM CỦA NỘI SOI DẠ DÀY VÀ NỘI SOI ĐẠI TRÀNG CÓ GÂY MÊ
►UNG THƯ DẠ DÀY- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Để được tư vấn và khám bệnh, Quý khách vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.com.vn
Fb: facebook.com/bvminhanh