Hỏi - Đáp mùa dịch
- Thứ hai - 13/09/2021 15:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trước khi đến phần tổng hợp những câu Hỏi- Đáp như thường lệ, chúng tôi xin đăng lại một bài viết rất đáng chú ý về hiện trạng stress khi chăm sóc người nhà mắc covid 19 của PV Thư Anh báo điện tử VNExpress.
TP HCM: Một thiếu nữ 16 tuổi gọi điện đến đường dây nóng (hotline) của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, khóc, hoảng loạn nói không biết chăm sóc người mẹ mắc Covid-19 ra sao, "sợ mẹ chết".
Gia đình ngụ TP HCM, chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ngoài 50 tuổi, bệnh nền cao huyết áp và có kết quả dương tính với Covid-19 vài ngày trước. Bà có triệu chứng ho, sốt, khó thở nhẹ, mệt mỏi nhiều, việc sinh hoạt, ăn uống gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ của con gái. Trong khi đó, thiếu nữ trước giờ chỉ biết đi học, ít làm việc nhà, chưa có kinh nghiệm chăm sóc người ốm, lại thêm nỗi sợ hãi Covid-19 càng khiến em căng thẳng, mất ngủ. Cảm thấy quá bế tắc, em đã gọi điện đường dây nóng của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cầu cứu.
"Con cho mẹ uống thuốc nhưng mẹ vẫn mệt. Con bất lực không biết làm sao, con sợ mẹ trở nặng, mẹ chết...", Thạc sĩ Phan Thị Hoài Yến, giảng viên bộ môn Giáo dục sức khỏe - Tâm lý y học, Đại học Y dược TP HCM, tâm lý gia khoa Tâm thể, Bệnh viện TP Thủ Đức, người nhận cuộc gọi của nữ sinh kể lại, ngày 10/9.
"Không, mẹ con sẽ ổn thôi, con đang làm rất tốt khi gọi điện nhờ trợ giúp rồi. Cố gắng bình tĩnh cho cô biết...", bác sĩ Yến trấn an em và khai thác thêm thông tin về sức khỏe người mẹ. Đánh giá tình trạng bệnh nhân ở mức trung bình, bác sĩ Yến hướng dẫn hai mẹ con tập thở và cách sử dụng các loại thuốc. Cuối cuộc gọi, khi thiếu nữ đã bình tâm trở lại, bác sĩ chủ động cho em số điện thoại cá nhân của mình và dặn gọi bất cứ khi nào cần.
Đồng thời, bác sĩ gửi thông tin tới y tế địa phương, yêu cầu đến thăm khám và tư vấn trực tiếp ngay cho gia đình người bệnh. Hàng ngày bác sĩ Yến gọi điện cập nhật tình hình, chỉ thêm cho em cách chăm sóc bản thân và mẹ, phòng hộ tránh lây nhiễm, cách nấu nướng, nghỉ ngơi, thư giãn... Hiện, sau hơn một tuần kể từ cuộc gọi đầu tiên, người mẹ đã hồi phục sức khỏe, chiến thắng Covid-19, nữ sinh cũng bình tâm hơn.
Một trường hợp khác, một người mẹ có con chưa tròn một tuổi và chồng là F0 cách ly tại nhà cũng bị Covid-19 làm khổ. Trước khi mắc bệnh, người chồng chịu trách nhiệm chính mọi thứ trong gia đình, nay anh ốm nên vị trí đổi ngược lại.
Vừa cho con bú, vừa phòng ngừa cho hai mẹ con không bị lây nhiễm, vừa tìm mọi cách chăm sóc để chồng không bị nặng hơn... khiến chị thường xuyên căng thẳng, kiệt sức, mất ngủ, các cơ bắp căng cứng. Sự lo âu lớn đến nỗi ngày nào chị cũng tự làm test nhanh để xem mình có dương tính hay không. Thậm chí, chị không dám nghe những cuộc gọi hỏi thăm từ người thân vì không biết nên trả lời như thế nào. Chị thấy tội lỗi, tự trách mình không thể chăm sóc tốt nhất cho chồng con.
Đây là hai trong số hàng nghìn cuộc điện thoại mà người chăm sóc cho F0 tại nhà có dấu hiệu bất ổn tâm lý gọi đến yêu cầu trợ giúp, khi thạc sĩ Yến hỗ trợ trực tổng đài tư vấn Covid-19 của HCDC và Bệnh viện TP Thủ Đức trong ba tháng qua.
Theo chị Yến, bệnh nhân điều trị tại bệnh viện thì người chăm sóc là nhân viên y tế. Nay người bệnh cách ly ở nhà thì người nhà mặc nhiên trở thành người chăm sóc, nhưng chỉ thuộc nhóm người chăm sóc không chính thức. Những người này thường gặp các vấn đề tâm lý do Covid-19, gồm căng thẳng, mất ngủ do lo âu, trầm cảm. Ước tính, tỷ lệ người mắc ngày càng cao do số ca nhiễm mới vẫn đang tăng mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu, thống cụ thể về số lượng người bị ảnh hưởng tâm lý bởi Covid-19.
Chị phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến người chăm sóc F0 suy sụp tinh thần. Có thể do họ bị quá tải về mặt cảm xúc, thiếu kiến thức về bệnh và cách chăm sóc, hay bị kỳ thị, phân biệt đối xử khi trong gia đình có F0. Hoặc như hai trường hợp trên, vì thiếu kinh nghiệm, nhỏ tuổi, thiếu sự trợ giúp từ phía gia đình khi phải đột ngột thay đổi vai trò từ người được chăm sóc sang có trách nhiệm chăm sóc cho người khác.
Đặc thù của Covid-19 là bệnh truyền nhiễm, phải tuân theo những điều kiện bắt buộc như giữ khoảng cách giữa F0 với những người xung quanh, ăn riêng, ngủ riêng. Người chăm sóc dễ cảm thấy khổ sở, bởi vì sự an toàn của chính mình nên phải hạn chế tiếp xúc gần gũi với người bệnh, không chia sẻ được những cơn đau, ngăn cách trong giao tiếp, bày tỏ cảm xúc...
Ngoài ra, hàng ngày người chăm sóc cũng tập trung mọi sự chú ý vào người bệnh, như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, canh chừng, theo dõi triệu chứng trở nặng của F0 để xử trí kịp thời nên không có thời gian quan tâm chính mình. Thêm nữa, người chăm sóc quay cuồng trong cả những suy nghĩ đổi món gì, cho F0 uống thuốc nào tốt, làm sao nếu tình huống xấu xảy ra... Chính những suy nghĩ dồn dập, xoay tròn này khiến họ mệt mỏi hơn cả việc thực hiện hành vi.
Để theo dõi sát nhất các triệu chứng trở nặng của F0, trong khi không thể nằm ngủ cạnh, người chăm sóc thường xuyên phải thức dậy giữa giấc ngủ để canh chừng. Vì thế, giấc ngủ của họ bị ngắt quãng, chập chờn, thiếu ngủ, ngủ không sâu. "Có đến 80% những người gọi cho tôi cho biết họ bị mất ngủ", thạc sĩ Yến nói.
Những người chăm sóc F0 chia sẻ họ an tâm hơn khi đích thân lo ăn uống, ngủ nghỉ, thuốc thang... và được nhìn thấy người nhà của mình mỗi ngày. Chính F0 cũng nhận được những lợi ích lớn khi điều trị tại nhà. Đó là có điều kiện sinh hoạt thoải mái hơn, khỏe mạnh hơn về mặt tâm lý. Đồng thời, F0 vẫn nhận được sự chăm sóc trực tiếp của y tế địa phương khi cần, sự chăm sóc từ xa của các chuyên gia tâm lý.
Từ giữa tháng 7, TP HCM bắt đầu triển khai cho F0 không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ nhưng không có bệnh nền hay nguy cơ trở nặng tự cách ly, theo dõi tại nhà, nhằm giảm tải cho các cơ sở điều trị Covid-19. Từ đó đến nay, số lượng F0 điều trị tại nhà ngày càng tăng. Tính đến ngày 10/9, thành phố có 118.092 F0 đang điều trị tại nhà (gồm 76.352 ca cách ly ngay khi phát hiện và 41.740 ca cách ly sau xuất viện), gấp gần 5 lần so với số F0 đang điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện.
TP HCM có 546 Trạm y tế lưu động theo dõi sức khỏe cho nhóm F0 cách ly tại nhà. Bên cạnh đó, nhiều tổng đài của HCDC, cổng 1022, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, mạng lưới Thầy thuốc đồng hành... cùng tư vấn, hỗ trợ thăm khám, điều trị từ xa cho nhóm bệnh nhân trên. Ngoài ra các F0 tại nhà còn được cấp phát túi thuốc và các gói an sinh (nhu yếu phẩm).
Để nâng đỡ tâm lý cho người chăm sóc F0 tại nhà, thạc sĩ Yến khuyên nên tự cho phép mình dành thời gian cho bản thân, như nghe nhạc, chơi trò chơi, nói chuyện với bạn bè... để bản thân cảm thấy thoải mái hơn, sau đó trở lại chăm sóc người bệnh. Chủ động ăn uống đầy đủ, sinh hoạt hợp lý và tìm kiếm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè, các nguồn lực xã hội (trạm y tế phường, đường dây nóng 1022, tổ phản ứng nhanh...) khi gặp khó khăn.
Người bị mất ngủ do lo âu, nên tránh sử dụng điện thoại, không đọc tin tức về dịch bệnh trước khi ngủ. Bạn có thể tập thở sâu 10-15 phút, hoặc đứng dậy, nhón gót chân lên cao nhất, đưa tay thẳng lên trên, làm sao cho từ ngón chân - người - tay trở thành một phương thẳng đứng, giữ nguyên và đi lại trong nhà 3-7 phút. Hai bài tập này giúp cơ thể và tinh thần dịu lại, dễ ngủ hơn. Trường hợp mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc, không thoải mái sau khi ngủ, F0 sau khi lành bệnh nên liên hệ ngay với chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ kịp thời, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
“Hãy lưu giữ biết đâu có lúc bạn cần – và – Hãy chia sẻ biết đầu có người đang cần”
( Phần Tổng hợp 7 )
Hỏi:
Chào mọi người, em đang F0, cách ly tại nhà. Giờ sức khỏe em vẫn ổn, nhung còn em bé trai 11 tuổi bị nóng, sốt, ho. Sáng em test tại nhà thì 2 gạch. Em lo lắng quá. Còn bé nhỏ 2 tuổi nữa nên em đang lo cho bé nhỏ…
Đáp:
Bé 2 tuổi cần 1 người không mắc bệnh chăm sóc và cách ly với 2 người nhiễm.
Nếu nhà có đủ phòng thì nên tách riêng mỗi người 1 phòng, hoặc nhóm người bệnh ở 1 phòng, người không bệnh ở 1 phòng và mọi người giản cách nhau không tiếp xúc gần, tốt nhất cách nhau 5m.
Ăn uống sinh hoạt, giặt giũ tách riêng người bệnh với không bệnh.
Việc cần làm cho người bệnh là ăn uống đầy đủ giữ sức khỏe.
Uống bổ sung vitamin để tăng đề kháng đặc biệt là vitamin C.
Xúc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối hoặc betadin xúc họng.
Nếu có đau họng thì uống thêm medrol 16mg ngày 2 lần, lần 1viên.
Kèm thêm Omeprazol 20mg ngày 2 lần, lần 1viên, khi hết đau họng thì ngưng.
Cách ly với mọi người và ở phòng thông thoáng, hạn chế dùng máy lạnh.
Nếu có khó thở hay bất thường gì thì gọi y tế phường hoặc tới bệnh viện gần nhất.
Hỏi:
Cả nhà ơi, gia đình chị gái bị nhiễm 4 ngừời, giờ phường cho đi điều trị tại bệnh viện dã chiến, cần đem theo những gì ạ? ở đó có được điều trị tốt không ạ? Em lo lắng, hoảng sợ quá.
Đáp:
Nước uống: Người cách ly, điều trị khi nhập viện sẽ được cung cấp suất ăn, nước uống, ghế bố để nằm. Tuy nhiên, có thời điểm bệnh nhân nhập viện lúc đêm khuya, có thời điểm nhận bệnh từ 0 giờ đến 5-6 giờ, nhân viên y tế chưa thể chuẩn bị kịp. Do đó, có thể mang theo bình nước uống dung tích từ 1,5-5 lít; uống nhiều nước cũng sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Lương khô, có thể là mì gói, cháo gói, miến gói, hủ tiếu gói, sữa tươi... Bệnh viện bắt đầu hoạt động từ ngày 7-7 đến nay hơn 1 tuần đã có 2.500 bệnh nhân. Do đó, không tránh khỏi sự sơ suất trong khâu phân chia khẩu phần ăn.
Đồ dùng vệ sinh cá nhân như: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm, kem trị mụn, kem chống muỗi... đặc biệt, nên mang theo xà bông để rửa tay hằng ngày. Nước sát khuẩn tay nhanh, hoặc cồn dùng rửa tay hằng ngày sẽ khiến da tay bị khô, không tốt cho da tay. Nếu có thể, chúng ta mang theo nước sát khuẩn để lau và vệ sinh bề mặt giúp tránh lây nhiễm chéo. Đây là những vật dụng không thể thiếu.
Những ngày đầu đi vào hoạt động, bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn không chỉ về nhân lực mà còn về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ bệnh nhân, do đó, có thể mang thêm chăn, màn. Quần áo nên mang vừa đủ, chọn quần áo thấm hút mồ hôi tốt để không cảm giác bức bí.
Để mau khỏi bệnh, tinh thần rất quan trọng. Mọi người lạc quan, vui vẻ, nhìn nhận việc cách ly, điều trị theo góc độ tích cực. Ví dụ như có thể xem đây là khoảng thời gian sống chậm lại, bớt lo nghĩ về công việc. Nếu có thể mang theo điện thoại, sạc pin dự phòng hoặc vài cuốn sách để lúc rảnh rỗi xem phim, đọc sách.
Hỏi:
Cả nhà cho em hỏi ? Con em bị sốt cao, nổi hạch cổ, test nhanh 3 lần âm tính, sốt 38,39 độ, uống efferalgan 500g mà ko thấy bớt sốt, nên giờ uống thuốc gì được ạ ! Xin cảm ơn.
Đáp:
Bệnh nhân bị sốt cao nổi hạch cổ thường là do tình trạng nhiễm trùng, có thể do viêm nhiễm vùng hầu họng.
Nên đi bệnh viện khám để bác sĩ cho thuốc điều trị hợp lý nhé.
Hỏi:
Cho mình hỏi mẹ mình 69 tuổi, có bệnh nền, giờ test ra dương tính. Nếu người ta gọi đưa đi cách ly thì có nên đi không? hiện tại nhà mình có bé nhỏ 3 tuổi, người bị bệnh thiểu năng, mong bác sĩ và mọi người giúp dùm. Cám ơn ạ.
Đáp:
Nếu nhà có điều kiện cách ly tốt ở phòng riêng thì nên ở nhà, không tiếp xúc với mọi người trong nhà là được.
Khi có dấu hiệu nặng như mệt nhiều hay khó thở, thì đi bệnh viện.
Nếu không đủ điều kiện cách ly thì đi bệnh viện
Vì bệnh viện hiện giờ quá tải.
Nồng độ virus trong không khí ở bệnh viện cũng nhiều nên vào viện nguy cơ trở nặng sẽ cao hơn ở nhà.
Hỏi:
Em F0 hôm nay ngày thứ 13, hiện khứu giác em đang dần hồi phục, thỉnh thoảng em ngửi được thoang thoảng. Các dấu hiệu ho, đau, mỏi người đã hết, nhưng từ hôm qua đến hôm nay em có thêm biểu hiện tiêu chảy và đau đầu, thỉnh thoảng hơi tức ngực. Vậy em cần uống thuốc gì không ạ? ( Em đang cho con bú, bé nhà em được 2 tháng cũng dương tính và 4 người khác trong nhà em cũng dương tính ).
Đáp:
Bị tiêu chảy thì nên uống thêm nhiều nước pha oresol.
Kết hợp với chế độ ăn uống của bệnh nhân covid.
Uống thêm men vi sinh .
Nếu thấy mệt nhiều do tiêu chảy nhiều thì nên đến bệnh viện để điều trị.
Hỏi:
Mẹ em test PCR đã âm tính nhưng vẫn còn ho nhiều và phổi hơi nóng ran thì có bị làm sao không ạ ? Em chân thành cảm ơn.
Đáp:
Bạn không nói rõ thời gian mẹ bạn PCR covid âm tính bao lâu, nhưng nếu còn ho nhiều, mệt thì nên đến bác sĩ khám lại và cho thuốc do có khả năng còn tổn thương phổi hậu nhiễm.
Hỏi:
Em gái em mới sinh và xét nghiệm bị dương tính. Đi cách li 10 ngày, xét nghiệm âm tính rồi. Giờ có xông được cơ thể không ạ?
Đáp:
Em gái bạn mới sinh em bé, vừa test âm tính, sức khỏe còn đang yếu. không nên xông lung tung. Nên làm theo bác sĩ sản khoa đã hướng dẫn chăm sóc sau sinh.
Hỏi:
Bác cho em hỏi em gái em bị f0 nay được 14 ngày rồi, mà hôm qua test lại vẫn còn 2 vạch đậm. Triệu chứng mỏi mệt, sốt đã khỏi và mất khứu giác nay hồi phục rồi, trong người hiện giờ bình thường. Khoảng bao lâu thì em gái em test lại được ạ ? Cảm ơn.
Đáp:
Em gái bạn phải làm PCR để xác định lại, còn thời gian 14-15 ngày không thể là điều kiện để xác định hết nhiễm.
Hỏi:
Em bị ngày 17, nay trong người đỡ mệt hơn mấy buổi đầu...ăn cơm được chén, hơi ngửi được mùi và vị giác lại xíu rồi...nhưng nay mắt đổ ghèn nhiều quá...có F0 nào mắt bị giống em không ạ?
Đáp:
Mắt đổ ghèn khi nhiễm covid và đang có dấu hồi phục thì có thể chỉ là bội nhiễm viêm kết mạc, em có thể dùng thuốc nhỏ mắt thông thường như C. NaCl , C. Cloraxin. Nhỏ mắt nhiều lần mỗi ngày ( trong 3 ngày) rồi dùng khăn giấy sạch lau mắt nhẹ nhàng và tuyệt đối không dụi mắt. Nếu ổn thì vệ sinh mắt hàng ngày tiếp tục, nhưng khi thị lực giảm và mắt sưng đỏ thì phải đi khám ngay nhé!
Hỏi:
Mọi người ơi em xin hỏi, anh em test 2 lần dương tính, đi khám bác sĩ chẩn đoán sốt siêu vi là có bị sao không ạ?
Đáp:
2 lần test dương tính thì khả năng nhiễm covid rất cao, nếu muốn chẩn đoán chính xác nên làm xét nghiệm PCR.
Nhiễm covid là nhiễm virus.
Nên cách ly với mọi người để phòng ngừa lây lan nhé.
Cẩn thận từ sinh hoạt, ăn uống, giặt giũ và vệ sinh phải tách biệt với mọi người trong gia đình.
Hỏi:
Cho em hỏi, người nhà em F0 cách ly tại bệnh viện dã chiến mà sốt tận 7 ngày rồi, mấy ngày đầu sốt nhẹ, 2 ngày nay sốt 39-40 độ, bác sĩ chỉ kêu uống hạ sốt hoài nhưng vẫn không đở hơn. Cho em xin ý kiến với em hoang mang quá! Cảm ơn cả nhà.
Đáp:
Sốt là phản ứng của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể như nhiễm vi khuẩn, virus và nhiều tác nhân khác nữa.
Tuy mỗi cơ thể đáp ứng khác nhau, nhưng nói chung sốt là phản ứng có lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên sốt kéo dài sẽ làm mất nước và điện giải.
Sốt cao làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn, gây sốc, tăng tiêu hủy, dẫn đến giảm kẽm và sắt trong máu.
Ngoài ra, sốt còn khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải, gây ra co giật, rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối tượng bị sốt cao có thể gặp phải các tổn thương thần kinh khác, chẳng hạn như mê sảng, lú lẫn, suy kiệt, mệt mỏi, suy tim, chán ăn, suy hô hấp...
Khuyên người bệnh nên uống nhiều nước bổ sung điện giải , lau mát khi sốt.
Đừng quá lo lắng vì đó là biểu hiện của đa số bệnh nhân nhiễm covid.
Hỏi:
Cho em hỏi bài tập thở. Em thấy có nhiều bài hít bằng mũi giữ hơi thở ra bằng miệng. Và hít bằng miệng giữ hơi thở ra bằng miệng.Vậy phương pháp nào mới đúng ạ? Em cảm ơn.
Đáp:
Tập thở hít bằng mũi và thở bằng miệng.
Có nhiều phương pháp tập thở và tuỳ mục đích tập thở sẽ có phương pháp khác nhau.
Nếu tập cho người mắc covid đã hết bệnh không còn đau ngực thì nên tập thổi bong bóng cho phổi nở lại.
Hỏi:
Xin Bác sĩ tư vấn về vấn đề dùng kháng sinh tự chữa bệnh covid ở nhà nên hay không ? Đề nghị viết cho 1 bài phổ biến cho các thành viên tham khảo, chứ mình thấy nhiều bạn cứ tư vấn dùng kháng sinh khi mới có dấu hiệu bệnh, có 1 số cho liều rất cao cho người mới biết mình là F0. Mình thấy rất lo cho vấn đề này. Cảm ơn.
Đáp:
Bản thânCOVID là virus nên không có chỉ định dùng kháng sinh cho người nhiễm. Chỉ dùng kháng sinh cho trường hợp đồng nhiễm hoặc bội nhiễm, tuỳ theo vi trùng loại gì mà lựa chọn kháng sinh.
Bạn có thể tham khảo trang web của Hội Y học Thành phố.
Hỏi:
Chào cả nhà! 2 ngày trước em thấy không khỏe, mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ, họng khô. Tối qua thì sốt nhẹ, ho ít có đàm, nghẹt mũi nguyên đêm không ngủ được, có uống 1 viên panadol sủi thì hết sốt, triệu chứng như bị cảm, nói chuyện đổi giọng. Nghi ngờ, sáng em mua kit tes thì 2 vạch? Sáng em có uống thuốc ho mua ơ tiệm thuốc tây ( 3 ngày uống sáng - chiều) lúc mua kit test, xông khò muối, rửa mũi, rửa họng thường xuyên thì thấy khỏe hẳn nguyên ngày không sốt, không ho. Tối lại thì ho ít có đàm trắng đã báo với tổ trưởng, hiện giờ vẫn cách ly tại nhà. Mong bác sĩ, cả nhà chỉ cho em thêm. Em cám ơn.
Đáp:
Việc cần làm là ăn uống đầy đủ giữ sức khỏe
Uống bổ sung vitamin để tăng đề kháng đặc biệt là vitamin C.
Xúc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối hoặc betadin xúc họng.
Nếu có đau họng thì uống thêm medrol 16mg ngày 2 lần, lần 1viên.
Kèm thêm Omeprazol 20mg ngày 2 lần, lần 1 viên. Khi hết đau họng thì ngưng
Cách ly với mọi người và ở phòng thông thoáng, hạn chế dùng máy lạnh
Nếu có khó thở hay bất thường gì thì gọi y tế phường hoặc tới bệnh viện gần nhất.
Hỏi:
Cho em hỏi, em hiện là f0 trong khu cách ly, sức khỏe em vẫn bình thường. Chỉ là 3 hôm nay em mất mùi vị và đau nhức chân nhiều. Cho em hỏi vậy có sao không ạ ?
Đáp:
Đây là triệu chứng thường gặp của nhiễm COVID thường tự hết sau 1 thời gian.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và sẽ đăng trên website Bệnh viện quốc tế Minh Anh https://www.minhanhhospital.com.vn và fanpage: https://www.facebook.com/bvminhanh.
Mời các bạn chú ý theo dõi.
Gia đình ngụ TP HCM, chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ngoài 50 tuổi, bệnh nền cao huyết áp và có kết quả dương tính với Covid-19 vài ngày trước. Bà có triệu chứng ho, sốt, khó thở nhẹ, mệt mỏi nhiều, việc sinh hoạt, ăn uống gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ của con gái. Trong khi đó, thiếu nữ trước giờ chỉ biết đi học, ít làm việc nhà, chưa có kinh nghiệm chăm sóc người ốm, lại thêm nỗi sợ hãi Covid-19 càng khiến em căng thẳng, mất ngủ. Cảm thấy quá bế tắc, em đã gọi điện đường dây nóng của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) cầu cứu.
"Con cho mẹ uống thuốc nhưng mẹ vẫn mệt. Con bất lực không biết làm sao, con sợ mẹ trở nặng, mẹ chết...", Thạc sĩ Phan Thị Hoài Yến, giảng viên bộ môn Giáo dục sức khỏe - Tâm lý y học, Đại học Y dược TP HCM, tâm lý gia khoa Tâm thể, Bệnh viện TP Thủ Đức, người nhận cuộc gọi của nữ sinh kể lại, ngày 10/9.
"Không, mẹ con sẽ ổn thôi, con đang làm rất tốt khi gọi điện nhờ trợ giúp rồi. Cố gắng bình tĩnh cho cô biết...", bác sĩ Yến trấn an em và khai thác thêm thông tin về sức khỏe người mẹ. Đánh giá tình trạng bệnh nhân ở mức trung bình, bác sĩ Yến hướng dẫn hai mẹ con tập thở và cách sử dụng các loại thuốc. Cuối cuộc gọi, khi thiếu nữ đã bình tâm trở lại, bác sĩ chủ động cho em số điện thoại cá nhân của mình và dặn gọi bất cứ khi nào cần.
Đồng thời, bác sĩ gửi thông tin tới y tế địa phương, yêu cầu đến thăm khám và tư vấn trực tiếp ngay cho gia đình người bệnh. Hàng ngày bác sĩ Yến gọi điện cập nhật tình hình, chỉ thêm cho em cách chăm sóc bản thân và mẹ, phòng hộ tránh lây nhiễm, cách nấu nướng, nghỉ ngơi, thư giãn... Hiện, sau hơn một tuần kể từ cuộc gọi đầu tiên, người mẹ đã hồi phục sức khỏe, chiến thắng Covid-19, nữ sinh cũng bình tâm hơn.
Một trường hợp khác, một người mẹ có con chưa tròn một tuổi và chồng là F0 cách ly tại nhà cũng bị Covid-19 làm khổ. Trước khi mắc bệnh, người chồng chịu trách nhiệm chính mọi thứ trong gia đình, nay anh ốm nên vị trí đổi ngược lại.
Vừa cho con bú, vừa phòng ngừa cho hai mẹ con không bị lây nhiễm, vừa tìm mọi cách chăm sóc để chồng không bị nặng hơn... khiến chị thường xuyên căng thẳng, kiệt sức, mất ngủ, các cơ bắp căng cứng. Sự lo âu lớn đến nỗi ngày nào chị cũng tự làm test nhanh để xem mình có dương tính hay không. Thậm chí, chị không dám nghe những cuộc gọi hỏi thăm từ người thân vì không biết nên trả lời như thế nào. Chị thấy tội lỗi, tự trách mình không thể chăm sóc tốt nhất cho chồng con.
Đây là hai trong số hàng nghìn cuộc điện thoại mà người chăm sóc cho F0 tại nhà có dấu hiệu bất ổn tâm lý gọi đến yêu cầu trợ giúp, khi thạc sĩ Yến hỗ trợ trực tổng đài tư vấn Covid-19 của HCDC và Bệnh viện TP Thủ Đức trong ba tháng qua.
Theo chị Yến, bệnh nhân điều trị tại bệnh viện thì người chăm sóc là nhân viên y tế. Nay người bệnh cách ly ở nhà thì người nhà mặc nhiên trở thành người chăm sóc, nhưng chỉ thuộc nhóm người chăm sóc không chính thức. Những người này thường gặp các vấn đề tâm lý do Covid-19, gồm căng thẳng, mất ngủ do lo âu, trầm cảm. Ước tính, tỷ lệ người mắc ngày càng cao do số ca nhiễm mới vẫn đang tăng mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu, thống cụ thể về số lượng người bị ảnh hưởng tâm lý bởi Covid-19.
Chị phân tích, có nhiều nguyên nhân khiến người chăm sóc F0 suy sụp tinh thần. Có thể do họ bị quá tải về mặt cảm xúc, thiếu kiến thức về bệnh và cách chăm sóc, hay bị kỳ thị, phân biệt đối xử khi trong gia đình có F0. Hoặc như hai trường hợp trên, vì thiếu kinh nghiệm, nhỏ tuổi, thiếu sự trợ giúp từ phía gia đình khi phải đột ngột thay đổi vai trò từ người được chăm sóc sang có trách nhiệm chăm sóc cho người khác.
Đặc thù của Covid-19 là bệnh truyền nhiễm, phải tuân theo những điều kiện bắt buộc như giữ khoảng cách giữa F0 với những người xung quanh, ăn riêng, ngủ riêng. Người chăm sóc dễ cảm thấy khổ sở, bởi vì sự an toàn của chính mình nên phải hạn chế tiếp xúc gần gũi với người bệnh, không chia sẻ được những cơn đau, ngăn cách trong giao tiếp, bày tỏ cảm xúc...
Ngoài ra, hàng ngày người chăm sóc cũng tập trung mọi sự chú ý vào người bệnh, như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, canh chừng, theo dõi triệu chứng trở nặng của F0 để xử trí kịp thời nên không có thời gian quan tâm chính mình. Thêm nữa, người chăm sóc quay cuồng trong cả những suy nghĩ đổi món gì, cho F0 uống thuốc nào tốt, làm sao nếu tình huống xấu xảy ra... Chính những suy nghĩ dồn dập, xoay tròn này khiến họ mệt mỏi hơn cả việc thực hiện hành vi.
Để theo dõi sát nhất các triệu chứng trở nặng của F0, trong khi không thể nằm ngủ cạnh, người chăm sóc thường xuyên phải thức dậy giữa giấc ngủ để canh chừng. Vì thế, giấc ngủ của họ bị ngắt quãng, chập chờn, thiếu ngủ, ngủ không sâu. "Có đến 80% những người gọi cho tôi cho biết họ bị mất ngủ", thạc sĩ Yến nói.
Những người chăm sóc F0 chia sẻ họ an tâm hơn khi đích thân lo ăn uống, ngủ nghỉ, thuốc thang... và được nhìn thấy người nhà của mình mỗi ngày. Chính F0 cũng nhận được những lợi ích lớn khi điều trị tại nhà. Đó là có điều kiện sinh hoạt thoải mái hơn, khỏe mạnh hơn về mặt tâm lý. Đồng thời, F0 vẫn nhận được sự chăm sóc trực tiếp của y tế địa phương khi cần, sự chăm sóc từ xa của các chuyên gia tâm lý.
Từ giữa tháng 7, TP HCM bắt đầu triển khai cho F0 không triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ nhưng không có bệnh nền hay nguy cơ trở nặng tự cách ly, theo dõi tại nhà, nhằm giảm tải cho các cơ sở điều trị Covid-19. Từ đó đến nay, số lượng F0 điều trị tại nhà ngày càng tăng. Tính đến ngày 10/9, thành phố có 118.092 F0 đang điều trị tại nhà (gồm 76.352 ca cách ly ngay khi phát hiện và 41.740 ca cách ly sau xuất viện), gấp gần 5 lần so với số F0 đang điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện.
TP HCM có 546 Trạm y tế lưu động theo dõi sức khỏe cho nhóm F0 cách ly tại nhà. Bên cạnh đó, nhiều tổng đài của HCDC, cổng 1022, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, mạng lưới Thầy thuốc đồng hành... cùng tư vấn, hỗ trợ thăm khám, điều trị từ xa cho nhóm bệnh nhân trên. Ngoài ra các F0 tại nhà còn được cấp phát túi thuốc và các gói an sinh (nhu yếu phẩm).
Để nâng đỡ tâm lý cho người chăm sóc F0 tại nhà, thạc sĩ Yến khuyên nên tự cho phép mình dành thời gian cho bản thân, như nghe nhạc, chơi trò chơi, nói chuyện với bạn bè... để bản thân cảm thấy thoải mái hơn, sau đó trở lại chăm sóc người bệnh. Chủ động ăn uống đầy đủ, sinh hoạt hợp lý và tìm kiếm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè, các nguồn lực xã hội (trạm y tế phường, đường dây nóng 1022, tổ phản ứng nhanh...) khi gặp khó khăn.
Người bị mất ngủ do lo âu, nên tránh sử dụng điện thoại, không đọc tin tức về dịch bệnh trước khi ngủ. Bạn có thể tập thở sâu 10-15 phút, hoặc đứng dậy, nhón gót chân lên cao nhất, đưa tay thẳng lên trên, làm sao cho từ ngón chân - người - tay trở thành một phương thẳng đứng, giữ nguyên và đi lại trong nhà 3-7 phút. Hai bài tập này giúp cơ thể và tinh thần dịu lại, dễ ngủ hơn. Trường hợp mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc, không thoải mái sau khi ngủ, F0 sau khi lành bệnh nên liên hệ ngay với chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần để được hỗ trợ kịp thời, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
Thư Anh ( VNExpress)
Vâng thật là áp lực cho một người phải chăm sóc người nhà mắc covid – 19 - bệnh lý dễ truyền nhiễm - với chuyên môn y tế bằng không. Chưa kể, trước đó trong cuộc sống bình thường bản thân họ có khi chỉ là người được chăm sóc. Vậy nên, ngoài sự thích ứng với hoàn cảnh thì sự trợ giúp từ các nguồn lực sẽ khiến họ bình tâm, tỉnh táo hơn. Và Hỏi - Đáp mùa dịch bệnh - với những thông tin thực tế được ghi nhận trong chuyên đề - cũng nằm trong ý tưởng đó.“Hãy lưu giữ biết đâu có lúc bạn cần – và – Hãy chia sẻ biết đầu có người đang cần”
( Phần Tổng hợp 7 )
Hỏi:
Chào mọi người, em đang F0, cách ly tại nhà. Giờ sức khỏe em vẫn ổn, nhung còn em bé trai 11 tuổi bị nóng, sốt, ho. Sáng em test tại nhà thì 2 gạch. Em lo lắng quá. Còn bé nhỏ 2 tuổi nữa nên em đang lo cho bé nhỏ…
Đáp:
Bé 2 tuổi cần 1 người không mắc bệnh chăm sóc và cách ly với 2 người nhiễm.
Nếu nhà có đủ phòng thì nên tách riêng mỗi người 1 phòng, hoặc nhóm người bệnh ở 1 phòng, người không bệnh ở 1 phòng và mọi người giản cách nhau không tiếp xúc gần, tốt nhất cách nhau 5m.
Ăn uống sinh hoạt, giặt giũ tách riêng người bệnh với không bệnh.
Việc cần làm cho người bệnh là ăn uống đầy đủ giữ sức khỏe.
Uống bổ sung vitamin để tăng đề kháng đặc biệt là vitamin C.
Xúc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối hoặc betadin xúc họng.
Nếu có đau họng thì uống thêm medrol 16mg ngày 2 lần, lần 1viên.
Kèm thêm Omeprazol 20mg ngày 2 lần, lần 1viên, khi hết đau họng thì ngưng.
Cách ly với mọi người và ở phòng thông thoáng, hạn chế dùng máy lạnh.
Nếu có khó thở hay bất thường gì thì gọi y tế phường hoặc tới bệnh viện gần nhất.
Hỏi:
Cả nhà ơi, gia đình chị gái bị nhiễm 4 ngừời, giờ phường cho đi điều trị tại bệnh viện dã chiến, cần đem theo những gì ạ? ở đó có được điều trị tốt không ạ? Em lo lắng, hoảng sợ quá.
Đáp:
Nước uống: Người cách ly, điều trị khi nhập viện sẽ được cung cấp suất ăn, nước uống, ghế bố để nằm. Tuy nhiên, có thời điểm bệnh nhân nhập viện lúc đêm khuya, có thời điểm nhận bệnh từ 0 giờ đến 5-6 giờ, nhân viên y tế chưa thể chuẩn bị kịp. Do đó, có thể mang theo bình nước uống dung tích từ 1,5-5 lít; uống nhiều nước cũng sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Lương khô, có thể là mì gói, cháo gói, miến gói, hủ tiếu gói, sữa tươi... Bệnh viện bắt đầu hoạt động từ ngày 7-7 đến nay hơn 1 tuần đã có 2.500 bệnh nhân. Do đó, không tránh khỏi sự sơ suất trong khâu phân chia khẩu phần ăn.
Đồ dùng vệ sinh cá nhân như: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm, kem trị mụn, kem chống muỗi... đặc biệt, nên mang theo xà bông để rửa tay hằng ngày. Nước sát khuẩn tay nhanh, hoặc cồn dùng rửa tay hằng ngày sẽ khiến da tay bị khô, không tốt cho da tay. Nếu có thể, chúng ta mang theo nước sát khuẩn để lau và vệ sinh bề mặt giúp tránh lây nhiễm chéo. Đây là những vật dụng không thể thiếu.
Những ngày đầu đi vào hoạt động, bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn không chỉ về nhân lực mà còn về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ bệnh nhân, do đó, có thể mang thêm chăn, màn. Quần áo nên mang vừa đủ, chọn quần áo thấm hút mồ hôi tốt để không cảm giác bức bí.
Để mau khỏi bệnh, tinh thần rất quan trọng. Mọi người lạc quan, vui vẻ, nhìn nhận việc cách ly, điều trị theo góc độ tích cực. Ví dụ như có thể xem đây là khoảng thời gian sống chậm lại, bớt lo nghĩ về công việc. Nếu có thể mang theo điện thoại, sạc pin dự phòng hoặc vài cuốn sách để lúc rảnh rỗi xem phim, đọc sách.
Hỏi:
Cả nhà cho em hỏi ? Con em bị sốt cao, nổi hạch cổ, test nhanh 3 lần âm tính, sốt 38,39 độ, uống efferalgan 500g mà ko thấy bớt sốt, nên giờ uống thuốc gì được ạ ! Xin cảm ơn.
Đáp:
Bệnh nhân bị sốt cao nổi hạch cổ thường là do tình trạng nhiễm trùng, có thể do viêm nhiễm vùng hầu họng.
Nên đi bệnh viện khám để bác sĩ cho thuốc điều trị hợp lý nhé.
Hỏi:
Cho mình hỏi mẹ mình 69 tuổi, có bệnh nền, giờ test ra dương tính. Nếu người ta gọi đưa đi cách ly thì có nên đi không? hiện tại nhà mình có bé nhỏ 3 tuổi, người bị bệnh thiểu năng, mong bác sĩ và mọi người giúp dùm. Cám ơn ạ.
Đáp:
Nếu nhà có điều kiện cách ly tốt ở phòng riêng thì nên ở nhà, không tiếp xúc với mọi người trong nhà là được.
Khi có dấu hiệu nặng như mệt nhiều hay khó thở, thì đi bệnh viện.
Nếu không đủ điều kiện cách ly thì đi bệnh viện
Vì bệnh viện hiện giờ quá tải.
Nồng độ virus trong không khí ở bệnh viện cũng nhiều nên vào viện nguy cơ trở nặng sẽ cao hơn ở nhà.
Hỏi:
Em F0 hôm nay ngày thứ 13, hiện khứu giác em đang dần hồi phục, thỉnh thoảng em ngửi được thoang thoảng. Các dấu hiệu ho, đau, mỏi người đã hết, nhưng từ hôm qua đến hôm nay em có thêm biểu hiện tiêu chảy và đau đầu, thỉnh thoảng hơi tức ngực. Vậy em cần uống thuốc gì không ạ? ( Em đang cho con bú, bé nhà em được 2 tháng cũng dương tính và 4 người khác trong nhà em cũng dương tính ).
Đáp:
Bị tiêu chảy thì nên uống thêm nhiều nước pha oresol.
Kết hợp với chế độ ăn uống của bệnh nhân covid.
Uống thêm men vi sinh .
Nếu thấy mệt nhiều do tiêu chảy nhiều thì nên đến bệnh viện để điều trị.
Hỏi:
Mẹ em test PCR đã âm tính nhưng vẫn còn ho nhiều và phổi hơi nóng ran thì có bị làm sao không ạ ? Em chân thành cảm ơn.
Đáp:
Bạn không nói rõ thời gian mẹ bạn PCR covid âm tính bao lâu, nhưng nếu còn ho nhiều, mệt thì nên đến bác sĩ khám lại và cho thuốc do có khả năng còn tổn thương phổi hậu nhiễm.
Hỏi:
Em gái em mới sinh và xét nghiệm bị dương tính. Đi cách li 10 ngày, xét nghiệm âm tính rồi. Giờ có xông được cơ thể không ạ?
Đáp:
Em gái bạn mới sinh em bé, vừa test âm tính, sức khỏe còn đang yếu. không nên xông lung tung. Nên làm theo bác sĩ sản khoa đã hướng dẫn chăm sóc sau sinh.
Hỏi:
Bác cho em hỏi em gái em bị f0 nay được 14 ngày rồi, mà hôm qua test lại vẫn còn 2 vạch đậm. Triệu chứng mỏi mệt, sốt đã khỏi và mất khứu giác nay hồi phục rồi, trong người hiện giờ bình thường. Khoảng bao lâu thì em gái em test lại được ạ ? Cảm ơn.
Đáp:
Em gái bạn phải làm PCR để xác định lại, còn thời gian 14-15 ngày không thể là điều kiện để xác định hết nhiễm.
Hỏi:
Em bị ngày 17, nay trong người đỡ mệt hơn mấy buổi đầu...ăn cơm được chén, hơi ngửi được mùi và vị giác lại xíu rồi...nhưng nay mắt đổ ghèn nhiều quá...có F0 nào mắt bị giống em không ạ?
Đáp:
Mắt đổ ghèn khi nhiễm covid và đang có dấu hồi phục thì có thể chỉ là bội nhiễm viêm kết mạc, em có thể dùng thuốc nhỏ mắt thông thường như C. NaCl , C. Cloraxin. Nhỏ mắt nhiều lần mỗi ngày ( trong 3 ngày) rồi dùng khăn giấy sạch lau mắt nhẹ nhàng và tuyệt đối không dụi mắt. Nếu ổn thì vệ sinh mắt hàng ngày tiếp tục, nhưng khi thị lực giảm và mắt sưng đỏ thì phải đi khám ngay nhé!
Hỏi:
Mọi người ơi em xin hỏi, anh em test 2 lần dương tính, đi khám bác sĩ chẩn đoán sốt siêu vi là có bị sao không ạ?
Đáp:
2 lần test dương tính thì khả năng nhiễm covid rất cao, nếu muốn chẩn đoán chính xác nên làm xét nghiệm PCR.
Nhiễm covid là nhiễm virus.
Nên cách ly với mọi người để phòng ngừa lây lan nhé.
Cẩn thận từ sinh hoạt, ăn uống, giặt giũ và vệ sinh phải tách biệt với mọi người trong gia đình.
Hỏi:
Cho em hỏi, người nhà em F0 cách ly tại bệnh viện dã chiến mà sốt tận 7 ngày rồi, mấy ngày đầu sốt nhẹ, 2 ngày nay sốt 39-40 độ, bác sĩ chỉ kêu uống hạ sốt hoài nhưng vẫn không đở hơn. Cho em xin ý kiến với em hoang mang quá! Cảm ơn cả nhà.
Đáp:
Sốt là phản ứng của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể như nhiễm vi khuẩn, virus và nhiều tác nhân khác nữa.
Tuy mỗi cơ thể đáp ứng khác nhau, nhưng nói chung sốt là phản ứng có lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên sốt kéo dài sẽ làm mất nước và điện giải.
Sốt cao làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn, gây sốc, tăng tiêu hủy, dẫn đến giảm kẽm và sắt trong máu.
Ngoài ra, sốt còn khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải, gây ra co giật, rất nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Đối tượng bị sốt cao có thể gặp phải các tổn thương thần kinh khác, chẳng hạn như mê sảng, lú lẫn, suy kiệt, mệt mỏi, suy tim, chán ăn, suy hô hấp...
Khuyên người bệnh nên uống nhiều nước bổ sung điện giải , lau mát khi sốt.
Đừng quá lo lắng vì đó là biểu hiện của đa số bệnh nhân nhiễm covid.
Hỏi:
Cho em hỏi bài tập thở. Em thấy có nhiều bài hít bằng mũi giữ hơi thở ra bằng miệng. Và hít bằng miệng giữ hơi thở ra bằng miệng.Vậy phương pháp nào mới đúng ạ? Em cảm ơn.
Đáp:
Tập thở hít bằng mũi và thở bằng miệng.
Có nhiều phương pháp tập thở và tuỳ mục đích tập thở sẽ có phương pháp khác nhau.
Nếu tập cho người mắc covid đã hết bệnh không còn đau ngực thì nên tập thổi bong bóng cho phổi nở lại.
Hỏi:
Xin Bác sĩ tư vấn về vấn đề dùng kháng sinh tự chữa bệnh covid ở nhà nên hay không ? Đề nghị viết cho 1 bài phổ biến cho các thành viên tham khảo, chứ mình thấy nhiều bạn cứ tư vấn dùng kháng sinh khi mới có dấu hiệu bệnh, có 1 số cho liều rất cao cho người mới biết mình là F0. Mình thấy rất lo cho vấn đề này. Cảm ơn.
Đáp:
Bản thânCOVID là virus nên không có chỉ định dùng kháng sinh cho người nhiễm. Chỉ dùng kháng sinh cho trường hợp đồng nhiễm hoặc bội nhiễm, tuỳ theo vi trùng loại gì mà lựa chọn kháng sinh.
Bạn có thể tham khảo trang web của Hội Y học Thành phố.
Hỏi:
Chào cả nhà! 2 ngày trước em thấy không khỏe, mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ, họng khô. Tối qua thì sốt nhẹ, ho ít có đàm, nghẹt mũi nguyên đêm không ngủ được, có uống 1 viên panadol sủi thì hết sốt, triệu chứng như bị cảm, nói chuyện đổi giọng. Nghi ngờ, sáng em mua kit tes thì 2 vạch? Sáng em có uống thuốc ho mua ơ tiệm thuốc tây ( 3 ngày uống sáng - chiều) lúc mua kit test, xông khò muối, rửa mũi, rửa họng thường xuyên thì thấy khỏe hẳn nguyên ngày không sốt, không ho. Tối lại thì ho ít có đàm trắng đã báo với tổ trưởng, hiện giờ vẫn cách ly tại nhà. Mong bác sĩ, cả nhà chỉ cho em thêm. Em cám ơn.
Đáp:
Việc cần làm là ăn uống đầy đủ giữ sức khỏe
Uống bổ sung vitamin để tăng đề kháng đặc biệt là vitamin C.
Xúc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối hoặc betadin xúc họng.
Nếu có đau họng thì uống thêm medrol 16mg ngày 2 lần, lần 1viên.
Kèm thêm Omeprazol 20mg ngày 2 lần, lần 1 viên. Khi hết đau họng thì ngưng
Cách ly với mọi người và ở phòng thông thoáng, hạn chế dùng máy lạnh
Nếu có khó thở hay bất thường gì thì gọi y tế phường hoặc tới bệnh viện gần nhất.
Hỏi:
Cho em hỏi, em hiện là f0 trong khu cách ly, sức khỏe em vẫn bình thường. Chỉ là 3 hôm nay em mất mùi vị và đau nhức chân nhiều. Cho em hỏi vậy có sao không ạ ?
Đáp:
Đây là triệu chứng thường gặp của nhiễm COVID thường tự hết sau 1 thời gian.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và sẽ đăng trên website Bệnh viện quốc tế Minh Anh https://www.minhanhhospital.com.vn và fanpage: https://www.facebook.com/bvminhanh.
Mời các bạn chú ý theo dõi.