Dinh dưỡng cho người bệnh
- Thứ tư - 26/09/2018 08:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Suy dinh dưỡng làm chậm lành vết thương, suy giảm chức năng miễn dịch, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ biến chứng, tử vong và chi phí điều trị.
Suy dinh dưỡng còn làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa, giảm mức lọc cầu thận, thay đổi chức năng hệ tim mạch, thay đổi dược động học của thuốc, tăng tỷ lệ tái nhập viện, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chăm sóc và điều trị dinh dưỡng cho người bệnh trong thời gian nằm viện đặc biệt quan trọng với những bệnh nặng như nhiễm khuẫn huyết, đa chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật, ung thư, đái tháo đường, suy thận, bệnh lý đường tiêu hóa….
Chăm sóc và điều trị dinh dưỡng cho người bệnh nhằm đạt được các mục tiêu:
- Duy trì hoạt động sống cơ thể,
- Tăng cường sức đề kháng,
- Thúc đẩy khả năng hồi phục bệnh.
- Hạn chế biến chứng do ăn uống không phù hợp.
Các chất dinh dưỡng, chất béo, chất đạm, khoáng hay vi chất cung cấp cho bệnh nhân được lấy từ thức ăn đặc hoặc lỏng như cháo, súp, sữa... hoặc từ các dung dịch dinh dưỡng được truyền qua đường tĩnh mạch, mà chúng ta gọi là đường nuôi ăn. Trong đó, đường nuôi ăn bằng miệng là chỉ định trong hầu hết các trường hợp.
Trong chuyên đề Dinh dưỡng cho người bệnh, chúng ta sẽ lần lượt tham khảo các chế độ ăn cho từng bệnh lý do Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM biên soạn. Hy vọng rằng, với ý thức dinh dưỡng là một điều trị ở bệnh nhân cũng như thân nhân, để có sự tuân thủ chế độ ăn hợp lý, sẽ giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh, giúp công tác điều trị hiệu quả hơn, thời gian nằm viện rút ngắn, người bệnh mau phục hồi, trở lại với công việc hàng ngày, duy trì chất lượng sống – một điều mà tất cả chúng ta, người thầy thuốc cũng như bệnh nhân đều mong muốn.
CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐƠN THUẦN
Mục tiêu điều trị:
Cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết nhằm hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở mức tối ưu, kiểm soát mỡ máu, kiểm soát cân nặng, phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết.
Chỉ định điều trị:
Nguyên tắc điều trị:
- Cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Giảm natri trong khẩu phần.
- Giảm cholesterol trong khẩu phần.
- Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Yêu cầu dinh dưỡng:
Carbohydrate: Tỷ lệ 50 – 55%tổng năng lượng.
- Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
- Ưu tiên sử dụng các loại carobohydrate phức hợp như cơm gạo lức, bún, phở, nui, mì sợi, khoai, bắp…
- Hạn chế đường đơn như đường mía, nước ngọt, mật ong, kẹo…
- Tỷ lệ protein động vật nên chiếm không quá 60% tổng số protein.
- Chú ý chọn các loại protein có nguồn gốc thực vật và các loại thủy hải sản như đậu, đỗ, nấm, cá, tôm…
- Nên dùng chất béo nguồn gốc thực vật như dầu nành, dầu mè, dầu gấc, dầu gạo…
- Không nên dùng dầu dừa, dầu cọ, bơ, magarin, mỡ, da, các loại phủ tạng
- Rau: 400 – 500g/ngày
- Trái cây: 100 – 200g/ngày
Nước: 2 – 2,5 lít/ngày
Số bữa ăn trong ngày: 4- 5 bữa
Nên ăn đúng giờ và phù hợp với thời gian dùng thuốc.