BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

https://www.minhanhhospital.com.vn


Cảnh giác sốc nhiệt ở trẻ khi ngồi trong ô tô

Do đề kháng còn yếu nên trẻ dễ bị sốc nhiệt, nhất là trong môi trường kín lại nằm trực tiếp dưới nắng mặt trời, thậm chí còn bị quên trong xe ô tô như một số trường hợp đáng buồn xảy ra gần đây.
bsck2 nguyen thi ngoc bich
BSCKII. NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH
Giám đốc Y khoa Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Trẻ tử vong do bị để quên trong xe   

Theo tờ USA Today,  cuối tháng 7-2019, cặp sinh đôi gồm một bé trai và một gái 10 tháng tuổi tên là Phoenix và Mariza Rodriguez đã phát hiện thấy tử vong trong xe hơi tại New York . Qua điều tra, người cha Juan Rodriguez, 39 tuổi phạm hai tội một lúc, ngộ sát và giết người do bất cẩn, để quên hai đứa con đẻ trong chiếc xe ô tô Honda. Theo lời khai của đương sự, sau khi làm việc cả ngày tại một bệnh viện cách nơi đỗ xe không xa mới nhớ đã bỏ quên con trên xe, từ 8 giờ sáng đến tận 4 giờ chiều. Khi mở cửa thì cả hai đã tử vong từ bao giờ. 

Theo CNN, đầu tháng 9-2022, cảnh sát Mỹ cho biết, một người cha ở Ohio phải đối mặt với cáo buộc về cái chết của đứa con trai 1 tuổi sau khi cố tình bỏ đứa bé trong một chiếc ô tô suốt 5 giờ với mức nhiệt độ là 87 độ F (30 độ C).  Đây là đứa trẻ thứ 10 tử vong vì say nắng trong năm 2022. Theo Jan Null, nhà khí tượng học và người sáng lập noheatstroke.org, đã có ít nhất 929 trẻ em tử vong vì say nắng do xe cộ kể từ năm 1998. Trong số có 53% là do bị bỏ quên trong xe. Theo Hội đồng An toàn Quốc gia Mỹ, trong năm 2018 và 2019, có tới 53 trẻ em tử vong mỗi năm do bị bỏ lại trong ô tô nóng.

Đó là chuyện ở nước Mỹ , còn ở Việt Nam, cũng trong đầu tháng 8/2019, tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, bé 6 tuổi tử vong trong ô tô đưa đón của Trường song ngữ GateWay có trụ sở tại phường Dịch Vọng. Liên quan vụ việc trên, báo chí trong nước cho hay vào khoảng 16h15 ngày 6/8, trước cổng Trường tiểu học song ngữ GateWay, nhiều người chứng kiến cảnh một người đàn ông hớt hải bế cháu bé 6 tuổi trong trạng thái bất tỉnh từ trên ô tô 16 chỗ chạy vào trong trường. Phía nhà trường cho biết thông tin, học sinh ngủ quên trên xe, đến khi phát hiện cháu đã tử vong.

Nhân sự cố nói trên, giới y khoa cảnh báo, sốc nhiệt là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp trẻ tử vong trên ô tô không liên quan tới va chạm hay tai nạn khác. Do không gian kín, lượng oxy bên trong xe giảm dần, trong khi nhiệt độ lại tăng lên, nên người ngủ trên xe dễ bị ngạt khí, thân nhiệt tăng cao, lịm dần rồi tử vong.

photo 1 1528043061201859368852

Theo các chuyên gia, nếu nhiệt độ ngoài trời là 20 độ, thì nhiệt độ bên trong xe có thể tăng lên tới 60 độ, 75% sự gia tăng nhiệt độ xảy ra trong 5 phút đầu tiên. Nếu ngày nóng, thì hệ lụy còn tồi tệ hơn, nếu ngoài trời là 30 độ C thì đóng kín xe chỉ một lúc sẽ tăng lên 70 độ C, điều này rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ thơ, chưa kể khí độc tích tụ bên trong.

Mặt khác, do ở trong xe một mình nên trẻ dễ bị hoảng loạn về mặt tâm lý, khi đó việc tiêu thụ năng lượng sẽ tăng lên. Nhiệt độ tăng cao và ảnh hưởng tới chuyển hóa của cơ thể, nếu thân nhiệt vượt trên ngưỡng 41,5 độ C, nguy cơ tử vong có thể xảy ra dựa trên cơ chế, toát mồ hôi, sau đó đến cạn nước, hạ huyết áp , tim ngừng đập nếu không được cấp cứu kịp thời.

2. Làm gì để để phòng tránh sốc nhiệt ở trẻ nhỏ

Giới y khoa nhấn mạnh dù làm gì, bận việc tới đâu, các bậc phụ huynh, người lớn cần nhớ rằng tính mạng con người là trên hết. Cần quan tâm đến các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngồi trên ô tô. Trước tiên phải có ghế ngồi trên xe và móc chốt an toàn, không để trẻ ngồi trên ghế ô tô quá lâu. Đặc biệt, cố gắng đưa trẻ ra khỏi ghế ô tô sau mỗi giờ chạy xe. Lý do, thân nhiệt của trẻ em có thể tăng nhanh hơn gấp 3 đến 5 lần so với người lớn. Sốc nhiệt xảy ra khi thân nhiệt vượt quá 40 độ C và càng cao càng nguy hiểm.

Khi cho trẻ đi trên xe các bậc cha mẹ cần kiểm tra toàn bộ xe trước khi khoá cửa. Nên để đồ chơi lên ghế trước, trong tầm mắt nhìn để nhắc nhở đang có trẻ nhỏ trong xe. Xe chở trẻ cần có biển báo cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, Baby in car (Trong xe có trẻ). Sau khi xuống xe, việc cần làm đầu tiên là kiểm tra trẻ. Nên sử dụng xe có tính năng cảnh báo nguy hiểm để xe phát tín hiệu nguy hiểm, như xe GM có tính năng “nhắc nhở ghế sau” bằng âm thanh và đèn hiệu,  nhắc nhở tài xế kiểm tra trước khi rời xe. 

Khi xe chở trẻ nhỏ, nên để cửa kính mở hờ, giúp lưu thông không khí. Nên đỗ xe dưới  bóng râm,  không nên để con trẻ trong ô tô một mình dù trời mát bởi oxy trong xe sẽ giảm dần, gây bất lợi cho sức khỏe trẻ.  Tuyệt đối không ngủ trên xe đỗ trong không gian chật hẹp và dưới trời nắng nóng, vì trong trường hợp này ngay cả khi mở hết cửa xe, người ngồi trong xe vẫn có thể bị thiếu oxy, sốc nhiệt, hoặc ngộ độc khi thải động cơ. Nếu vì lý do nào đó phải ngủ trong xe cần để mở kính để thông khí và đặt báo thức để tránh nguy cơ người ngủ lịm, mất kiểm soát.

Về phía trẻ, nên trang bị những kiến thức sơ đẳng, như giữ bình tĩnh, chỉ cho trẻ biết vị trí còi xe và cách bấm còi bởi một số loại xe đời mới, máy tắt còi vẫn hoạt động. Dạy trẻ cách bấm nút hạ cửa sổ, đứng gần kính ra hiệu để tìm sự giúp đỡ, cách bật đèn khẩn cấp có hình tam giác, dùng búa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Giống như trường hợp trẻ bị động kinh, các bậc phụ huynh cần chủ động giải cứu trẻ, không phải chờ lái xe, hãy gọi cấp cứu hoặc cứu hoả. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy tìm cách nhanh chóng giúp trẻ ra khỏi xe, và đưa vào chỗ râm mát, thoáng đãng. Cởi bỏ hay  nới lỏng quần áo trẻ để giảm thân nhiệt, dùng khăn mát lau người trẻ.

Ngành giáo dục cần triển khai nội dung giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích ở trẻ em và kỹ năng sống cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp, giáo viên nhân viên làm nhiệm vụ trực tiếp trong nom, giảng dạy học sinh.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?