BỆNH VIÊM PHỔI KHI TRỜI CHUYỂN LẠNH
- Thứ tư - 17/01/2024 09:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này

Giảng viên cao cấp ĐH Y Dược TP. Hồ CHí Minh
Chuyên gia Lao và bệnh phổi Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
I. Viêm phổi có mấy loại?
Theo nghiên cứu, viêm phổi là bệnh của phổi do nhiễm vi khuẩn và virus và các vi trùng khác. Các bác sĩ phân loại viêm phổi có hai loại là viêm phổi mắc phải và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng viêm phổi mắc phải dựa vào nơi bị nhiễm trùng như viêm phổi mắc phải tại bệnh viện, tức khi nằm viện. Nó có thể nghiêm trọng vì vi khuẩn gây bệnh hiện đang có chiều hướng kháng thuốc kháng sinh. Khả năng mắc loại này nếu đang sử dụng máy thở, người bệnh ho không đủ mạnh để làm sạch phổi, hệ thống miễn dịch suy yếu đi do bệnh tật hoặc cơ địa sẵn có.
Hai là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng có thể do vi khuẩn, vi rút và nấm gây ra. Viêm phổi dạng này bao gồm viêm phổi hít, xảy ra khi hít thức ăn, chất lỏng hoặc chất nôn vào phổi. Có nhiều khả năng gặp phải khi nuốt hoặc ho, nếu không thể ho ra ngoài lại nuốt vào, trường hợp này vi khuẩn có thể sinh sôi trong phổi.
Thực tế, bác sĩ phân biệt viêm phổi thùy và viêm phổi đốm. Viêm phổi thùy do khuẩn Streptococcus pneumoniae, làm tổn thương viêm phổi thùy thường khu trú ở một phần của thùy phổi hay cả thùy phổi, có thể ở một bên phổi hay cả hai lá phổi. Còn viêm phổi đốm còn gọi là viêm phế quản phổi có đặc điểm là viêm từng ổ, vùng phổi lành xen kẽ với vùng phổi bị tổn thương. Viêm phổi đốm thường xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người cao tuổi mắc bệnh mãn tính phải điều trị lâu.
II. Cách điều trị viêm phổi

· Đối với viêm phổi do nhiễm vi khuẩn
Việc điều trị bệnh viêm phổi do nhiễm vi khuẩn đơn giản nhưng cũng có những trường hợp rất phức tạp vì có loại vi khuẩn còn nhạy cảm với các kháng sinh phổ rộng và một số vi khuẩn khác lại kháng kháng sinh, nhất là ở bệnh nhân nặng. Ở thể nặng có thể sử dụng kháng sinh liều cao và phối hợp các loại kháng sinh có hiệu lực, thở oxy ngắt quãng, không nên dùng thuốc an thần ức chế hô hấp, bổ sung nước và chất điện giải cho bệnh nhân tuổi cao nhất là nước hoa quả và cần truyền dịch.
· Điều trị viêm phổi do nhiễm virus
Nếu nhẹ, không cần phải điều trị triệu chứng mà chủ yếu là nghỉ ngơi, ăn uống các chất dễ tiêu hóa, sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm bằng biểu hiện ho, khạc đờm. Đối với thể nặng, có dấu hiệu suy hô hấp cần điều trị tăng cường như thở oxy, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, dùng nước và chất điện giải theo nhu cầu và theo dõi tại khoa hồi sức cấp cứu. Về điều trị đặc hiệu, virus không hoạt động được khi ở ngoài tế bào do đó chúng bắt buộc phải xâm nhập vào trong tế bào, các nhà khoa học đã nghiên cứu những chất ức chế sự xâm nhập của virus vào trong tế bào bằng chất enzym làm vô hiệu hóa các chất cảm thụ của tế bào, ngăn cản virus dính vào tế bào.
III. 5 cách đề phòng bệnh viêm phổi
1. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà: Giúp phổi giữ ẩm và hoạt động tốt hơn. Những triệu chứng như khô miệng, nghẹt mũi và chất nhầy đặc có thể là dấu hiệu cho thấy cần máy tạo ẩm. Hãy nhớ vệ sinh hệ thống tạo ẩm hàng tuần hoặc theo khuyến nghị của nhà sản xuất để ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn.
2. Tránh các hạt bụi trong không khí: Thời tiết lạnh có thể không tốt cho phổi vì chúng khuấy động các hạt nhỏ có thể gây ra vấn đề nếu bạn hít phải chúng. Nếu tiếp xúc với không khí bụi bẩn nên đeo khẩu trang và giặt khẩu trang vải hoặc thay khẩu trang sau 1 lần dùng
3.Bảo vệ phổi trước không khí lạnh: Không khí mùa đông lạnh và khô có thể gây kích ứng phổi. Đeo khẩu trang hoặc quấn khăn quanh mũi và miệng sẽ tạo ra một rào cản cho phép không khí được làm ấm trước khi đến phổi, đồng thời duy trì độ ẩm hiện có trong hệ hô hấp. Những người được phẫu thuật mở khí quản nên sử dụng thiết bị trao đổi độ ẩm nhiệt (HME). Thiết bị nhỏ dùng một lần này được đặt trực tiếp trên ống khí quản để lọc, làm nóng và làm ẩm không khí đi vào phổi.
4. Đối với những người đã có vấn đề về hô hấp: Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Thực hành vệ sinh tốt để tránh vi rút và vi khuẩn có hại, đồng thời tư vấn bác sĩ để chủng ngừa vắc xin hợp lý. Bác sĩ có thể khuyến cáo nên chủng ngừa bệnh viêm phổi và cúm vào mùa thu.
5. Chuẩn bị cho những điều bất ngờ: Thời tiết xấu có thể gây mất điện. Nếu sử dụng thiết bị thông gió, máy hút, máy tạo độ ẩm hoặc máy chạy bằng điện khác, thì nên dự phòng nguồn điện để hoạt động các trường hợp khẩn cấp, nhất là nhóm người già yếu, khuyết tật.