Xử lý khi bị dị vật vào mắt
- Thứ năm - 30/05/2019 08:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Điều lưu ý đầu tiên cần ghi nhớ là tránh lấy tay giụi mắt, vì hành động này có thể làm mắt bị tổn thương không đáng có.

Mắt là bộ phận rất dễ bị tổn thương nên dẫu chỉ là hạt cát, bụi hay côn trùng nhỏ… bay vào, thì đều gây khó chịu và có khả năng gây nhiễm trùng. Vậy chúng ta cần làm gì? Những hướng dẫn sau đây rất có ích khi gặp phải dị vật .
Tránh giụi mắt. Khi có thứ gì đó bay vào mắt, phản xạ tự nhiên của chúng ta là giụi mắt, nhưng hành động này thực ra có thể gây nguy hiểm. Giụi mắt, dị vật kẹt trong mắt có thể bị đẩy vào dưới mí mắt, đâm vào mắt hoặc làm xước giác mạc. Nếu tình trạng này xảy ra, mắt có thể bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến mù lòa, kèm theo cảm giác rất đau nhức. Vì vậy, đừng bao giờ giụi mắt hoặc tạo áp lực lên mắt khi lấy dị vật ra khỏi mắt.
Rửa mắt bằng dung dịch nhỏ mắt. Các loại dung dịch nhỏ mắt trên thị trường có thể giúp đẩy dị vật trong mắt ra ngoài. Các loại dung dịch rửa mắt có thể được sử dụng theo cách khác nhau. Một số dung dịch nhỏ mắt được dùng gián tiếp bằng cách rót dung dịch vào cốc rửa mắt, sau đó đặt lên mắt và ngửa đầu ra sau. Các dung dịch khác được dùng trực tiếp bằng cách ngửa đầu ra sau và nhỏ hoặc bóp dung dịch trong lọ vào mắt.
Rửa mắt bằng nước. Nếu có cốc rửa mắt (dụng cụ dùng để rửa mắt), hãy sử dụng để rửa mắt với nước sạch, mát. Nếu không, có thể rót đầy nước vào bát nhỏ hoặc cốc, mở mắt ra và giội lên mắt. Cũng có thể để mắt dưới vòi nước chảy chậm hoặc vòi sen để rửa trôi dị vật.
Đặt đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt trên. Nhẹ tay kẹp mí mắt trên và nhấc nhẹ lên. Luồn đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt và chầm chậm đảo tròng mắt ra sau. Lấy tăm bông hoặc khăn ra và kiểm tra xem còn dị vật trong mắt hay không. Nếu không chắc chắn vì mắt vẫn đỏ hay khó chịu sau khi đã lấy dị vật ra, hãy kiểm tra đầu tăm bông hoặc khăn để tìm dị vật.
Dùng tăm bông hoặc góc khăn sạch để loại bỏ dị vật. Nếu sau khi rửa mắt bằng dung dịch hoặc nước mà vẫn thấy cộm trong mắt, hãy dùng tăm bông hoặc khăn sạch để lấy dị vật ra. Luôn luôn lau nhẹ nhàng với động tác chấm lên xuống, đừng bao giờ quẹt khắp mắt.
Đừng cố gắng lấy dị vật nằm bên trong mắt. Nếu có mảnh thủy tinh hoặc vật nào đó đâm vào mắt, đừng cố gắng tự xử lý, điều đó sẽ rất dễ gây tổn thương hơn khi cố lấy dị vật ra. Thay vì vậy, nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ y tế đúng cách và an toàn.
- Tự loại bỏ dị vật trong mắt
- Chớp mắt bằng cách mở và nhắm mắt nhanh.
- Nếu không thể tập trung để làm cho nước mắt chảy ra, hãy thử ngáp để tạo nước mắt.
Tránh giụi mắt. Khi có thứ gì đó bay vào mắt, phản xạ tự nhiên của chúng ta là giụi mắt, nhưng hành động này thực ra có thể gây nguy hiểm. Giụi mắt, dị vật kẹt trong mắt có thể bị đẩy vào dưới mí mắt, đâm vào mắt hoặc làm xước giác mạc. Nếu tình trạng này xảy ra, mắt có thể bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến mù lòa, kèm theo cảm giác rất đau nhức. Vì vậy, đừng bao giờ giụi mắt hoặc tạo áp lực lên mắt khi lấy dị vật ra khỏi mắt.
- Loại bỏ dị vật với phương tiện hỗ trợ

Rửa mắt bằng dung dịch nhỏ mắt. Các loại dung dịch nhỏ mắt trên thị trường có thể giúp đẩy dị vật trong mắt ra ngoài. Các loại dung dịch rửa mắt có thể được sử dụng theo cách khác nhau. Một số dung dịch nhỏ mắt được dùng gián tiếp bằng cách rót dung dịch vào cốc rửa mắt, sau đó đặt lên mắt và ngửa đầu ra sau. Các dung dịch khác được dùng trực tiếp bằng cách ngửa đầu ra sau và nhỏ hoặc bóp dung dịch trong lọ vào mắt.
Rửa mắt bằng nước. Nếu có cốc rửa mắt (dụng cụ dùng để rửa mắt), hãy sử dụng để rửa mắt với nước sạch, mát. Nếu không, có thể rót đầy nước vào bát nhỏ hoặc cốc, mở mắt ra và giội lên mắt. Cũng có thể để mắt dưới vòi nước chảy chậm hoặc vòi sen để rửa trôi dị vật.
Đặt đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt trên. Nhẹ tay kẹp mí mắt trên và nhấc nhẹ lên. Luồn đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt và chầm chậm đảo tròng mắt ra sau. Lấy tăm bông hoặc khăn ra và kiểm tra xem còn dị vật trong mắt hay không. Nếu không chắc chắn vì mắt vẫn đỏ hay khó chịu sau khi đã lấy dị vật ra, hãy kiểm tra đầu tăm bông hoặc khăn để tìm dị vật.
Dùng tăm bông hoặc góc khăn sạch để loại bỏ dị vật. Nếu sau khi rửa mắt bằng dung dịch hoặc nước mà vẫn thấy cộm trong mắt, hãy dùng tăm bông hoặc khăn sạch để lấy dị vật ra. Luôn luôn lau nhẹ nhàng với động tác chấm lên xuống, đừng bao giờ quẹt khắp mắt.
- Để bảo vệ giác mạc, hãy nhìn về hướng ngược lại với vị trí dị vật rơi vào mắt. Ví dụ, nếu dị vật rơi vào góc bên phải của mắt, hãy nhìn về phía bên trái.
- Kiểm tra tăm bông hoặc khăn sau mỗi lần chấm vào mắt để lấy dị vật ra. Nếu tăm bông hoặc khăn có màu trắng, sẽ nhìn thấy dị vật sau khi nó được lấy ra.
- Nếu thấy yên tâm, có thể nhờ họ dùng tăm bông chấm vào để lấy dị vật ra. Ngoài ra, có thể nhờ họ nhỏ mắt giúp hoặc dùng cốc nước giội lên mắt.
- Loại bỏ các vật lớn, nguy hiểm
- Nếu không thể lấy dị vật ra khỏi mắt, cũng nên cân nhắc đến gặp chuyên gia y tế.
Đừng cố gắng lấy dị vật nằm bên trong mắt. Nếu có mảnh thủy tinh hoặc vật nào đó đâm vào mắt, đừng cố gắng tự xử lý, điều đó sẽ rất dễ gây tổn thương hơn khi cố lấy dị vật ra. Thay vì vậy, nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ y tế đúng cách và an toàn.
![]() Cần lưu ý
|