BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

https://www.minhanhhospital.com.vn


Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là GERD là thuật ngữ chuyên môn nhằm nói đến đến tình trạng dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng.

Sự trào ngược này có thể xảy ra do ăn uống quá no ( như trẻ bị trớ sau khi bú quá no) , ăn sát giờ ngủ hoặc cúi người xuống, hay vận động ngay sau khi ăn. Trào ngược dạ dày được xác định là bệnh lý khi triệu chứng có tính chất lặp lại và tăng dần theo thời gian.

Giữa thực quản và dạ dày có một cái van, hoạt động một chiều từ trên xuống dưới, khi van này yếu, dẫn đến tình trạng giãn bất thường thì  xãy ra hiện tượng trào ngược dịch vị acid từ dạ dày lên thực quản, nếu nặng hơn thì lên tới miệng và kích thích toàn vùng trên, gây ra nhiều triệu chứng của Tai mũi họng và hô hấp, cũng như nhầm lẫn với bệnh lý tim mạch. 

Triệu chứng của trào ngược có một số điểm đáng lưu ý như sau:

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua. Trong đó ợ hơi lúc đói thường xuyên là triệu chứng cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ợ nóng, người bệnh có cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ. Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Ợ chua, ợ nóng cũng hay đi cùng với nhau, khiến bệnh nhân khi ợ lên có kèm theo vị chua trong miệng.

trao nguoc da day minhanh 1
Trào ngược dạ dày thực quản với cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ

Buồn nôn, nôn. Triệu chứng này thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm nghỉ ngay sau khi ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn.

Đau, tức ngực. Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay. Triệu chứng này khiến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản dễ bị nhầm lẫn với bệnh tim mạch.

Khó nuốt. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở giai đoạn nặng, acid dạ dày sẽ trào ngược lên với tần suất lớn gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ.

Khản giọng và ho. Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với acid dạ dày làm cho sưng tấy.
Miệng tiết ra nhiều nước bọt. Đây là phản xạ tự nhiên của miệng gặp acid chua trào lên sau khi ợ chua. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa acid.

Đắng miệng. Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến cơ thể mở quá mức van môn vị và dịch mật trào ra.

Như đã đề cập, trào ngược dạ dày thực quản là do sự co thắt của cơ thắt dưới thực quản yếu đi. Đồng thời, sự tác động của dịch vị đến thực quản bị giảm do acid dạ dày trung hòa với dịch ở thực quản, nước bọt dẫn đến hiện tượng acid dạ dày trào ngược lại thực quản.

trao nguoc minhanh 2
Cơ thắt thực quản dưới giãn bất thường khiến acid dạ dày trào ngược lên vùng khoang miệng

Ngoài ra, ở phần ổ bụng và phần ngực chúng ta  được ngăn cách bởi hệ thống cơ hoành. Loại cơ này được ví như cánh cổng thành vùng bụng. Khi cánh cổng này khép lại sẽ tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản. Trong trường hợp cơ hoành bị thoát vị, cơ hoành và cơ thắt dưới sẽ không ở cùng một vị trí, không có sự thống nhất trong hoạt động,  khiến cho acidt dạ dày có điều kiện trào ngược lên

Đó là nguyên nhân đến từ thực quản, bệnh trào ngược còn có nguyên nhân đến từ các vấn đề ở dạ dày. Có hai nguyên nhân chính đến từ dạ dày làm xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày mà chúng ta phải nói đến, bao gồm:

  • Do thức ăn không được tiêu hóa, tồn lại trong dạ dày. Các bệnh liên quan đến dạ dày như: Ung thư dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị,... cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào acid dạ dày lên thực quản.
  • Do lực tác động đến ổ bụng lớn. Các tình huống như ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng gây áp lực lớn cho ổ bụng. Từ đó trào ngược acid ở dạ dày có điều kiện để xuất hiện.

Bên cạnh hai nguyên nhân chính đến từ thực quản và dạ dày, còn có một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày như:

  • Thừa cân: Cân nặng là một trong yếu tố tác động trực tiếp lên vùng bụng, cơ thắt thực quản cụ thể là tạo áp lực lớn lên các bộ phận này. Từ đó, nguy cơ mắc chứng bệnh này cũng tăng lên.
trao nguoc minhanh 3
Béo phì, dư cân cũng là yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Người có thói quen sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, ăn quá no, ăn chanh, cam khi đói,... có nguy cơ bị trào ngược acid dạ dày cao.
dinh duong minhanh
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp là môt yếu tố thúc đẩy trào ngược dạ dày thực quản 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tuy nhiên bệnh dễ tái phát. 68% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị tái phát trong vòng  1 năm.

Nếu bệnh trào ngược dạ dày thực quản kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng: viêm thực quản , hẹp thực quản, thực quản Barrett và ung thư biểu mô tuyến thực quản. Bệnh lý này còn gây thêm một số vấn đề sau: nghẹt mũi, khàn tiếng, viêm họng, viêm xoang, hen suyễn, viêm thanh quản, viêm phế quản hay viêm phổi.

Thực quản Barrett là gì?
thuc quan minhanh
Thực quản Barrett được cho là do trào ngược mãn tính của dịch dạ dày vào thực quản

Thực quản Barrett được cho là do trào ngược mãn tính của dịch dạ dày vào thực quản, làm biến đổi môi trường ở thực quản, gây ra tình trạng chuyển sản và nghịch sản ở niêm mạc thực quản.

Bệnh nhân bị thực quản Barrett cần được điều trị tích cực và theo dõi sát. Bởi vì thực quản Barrett kèm với chuyển sản ruột, nghịch sản có tiềm năng ác tính và là một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Tỷ lệ bệnh nhân thực quản Barrett diễn tiến thành ung thư biểu mô tuyến thực quản là 0,5% đối với nhóm thực quản Barrett không có nghịch sản, 10% đối với nhóm thực quản


Như vậy,  với bệnh nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý những vấn đề sau:

Tránh các yếu tố nguy cơ, thúc đẩy bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: Rượu bia, thuốc an thần, cà phê, chocolate, bữa ăn nhiều chất béo.

Hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như: Đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga, các loại quả như chanh, quất, dứa,...

Tuân thủ điều trị tốt, uống thuốc đúng giờ và đủ theo chỉ định của bác sĩ.

Các nghiên cứu cho thấy việc giảm cân sẽ làm giảm thời gian tiếp xúc của thực quản với acid dạ dày, làm giảm các triệu chứng trào ngược. Tương tự, ngưng hút thuốc lá cũng làm giảm triệu chứng trào ngược. Ăn tối muộn sẽ làm tăng thời gian tiếp xúc của thực quản với acid dạ dày, vì vậy cần ăn bữa ăn tối sớm hơn. Nâng cao đầu giường khi ngủ sẽ làm giảm thời gian tiếp xúc của thực quản với acid dạ dày.

Các bài viết về bệnh tiêu hóa có thể bạn quan tâm:

CHẨN ĐOÁN HELICOBACTER PYLORI QUA HƠI THỞ

KỸ THUẬT NỘI SOI DẠ DÀY KHÔNG ĐAU

ƯU ĐIỂM CỦA NỘI SOI DẠ DÀY VÀ NỘI SOI ĐẠI TRÀNG CÓ GÂY MÊ

UNG THƯ DẠ DÀY- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Để được tư vấn và khám bệnh, Quý khách vui lòng liên hệ:

logo chuanBỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.com.vn
Fb: facebook.com/bvminhanh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?