BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

https://www.minhanhhospital.com.vn


Làm gì khi bị bỏng axit?

Bỏng hóa chất là loại bỏng trực tiếp gây tổn thương, nghiêm trọng, dẫn tới các biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết đề cập một dạng bỏng nan y nhất, bỏng axit và những việc cần làm.
bs trinh xuan thuy
BSCKI. TRỊNH XUÂN THỦY
Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
Đôi nét về bỏng hóa chất

Bỏng hóa chất (Chemical burns) còn gọi là bỏng ăn mòn, tạo ra chấn thương ở da, mắt, miệng hoặc các cơ quan nội tạng do tiếp xúc với chất ăn mòn. Bỏng hóa chất có thể xảy ra trong nhà, nơi làm việc hoặc trường học, có thể là kết quả từ tai nạn hoặc hành hung.  Trong nhóm bỏng hóa chất, bỏng axit được xem là nan y nhất, vì chất oxy hóa tác động tức thì, biến chứng lâu dài, và cần được điều trị tại bệnh viện.

Các sản phẩm axit bao gồm chất tẩy rửa nhà vệ sinh, axit pin, chất tẩy trắng, hóa chất được sử dụng trong công nghiệp. Chất rắn và chất lỏng axit có thể gây thương tích, tùy thuộc vào loại, độ mạnh và thời gian axit tiếp xúc với cơ thể. Tổn thương thường được xuất hiện ở khu vực tiếp xúc và không gây ra tổn thương sâu trong mô. Bỏng axit tàn phá cơ thể nhanh là do nó phản ứng với protein trên cơ thể thông qua cơ chế đông vón protein mô và hút nước của tế bào, dân gian quen gọi là cháy axit. Mức độ phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, nếu càng lâu, hoại tử càng sâu và mức độ phục hồi khó khăn hơn.

Vì sao bỏng axit diễn ra nhanh và nguy hiểm ?
Một trong những tai nạn thương tâm là bị tạt axit đậm đặc vào người, thường là đầu và mặt, axit ở đâu thì phần đó bị ăn mòn và phá hủy, nếu vào mắt có thể bị mù, rất khó tái tạo.
 Đặc tính nguy hiểm của của axit, nhất là dạng đậm đặc như axit sunfuric là háo nước. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng nhanh chóng hút nước, phá hủy hoàn toàn chất tiếp xúc protein. Bằng chứng những nạn nhân bị tấn công, tạt axit vào đầu tóc thường có khuôn mặt bị biến dạng, bị bịt kín lại như mắt mũi… Nếu bị tạt axit chính diện vào mặt,  người bệnh có thể bị mù  vĩnh viễn. Trường hợp uống trực tiếp phải hơi axit sẽ cảm thấy khó thở, phù nề, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. 

Cách xử lý khi bị bỏng axit
Giống như bệnh đột quỵ thiếu máu não, thời gian “vàng” để cấp cứu là rất quan trọng. Khi bị bỏng hóa chất, hãy tìm hóa chất gây bỏng và tiến hành các bước sơ cứu càng nhanh càng tốt, nên như đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. Ngâm rửa, dội vết bỏng bằng nước sạch, lạnh nhiều lần để giảm nồng độ acid bám trên da. Phải làm càng sớm càng tốt, nếu để muộn thì hiệu quả giảm dần. Trong trường hợp nơi tai nạn không có nước hoàn toàn sạch vẫn có thể sử dụng nước ao hồ, sông với mục đích làm rửa trôi nhanh axit bám trên da.

15811610 7176760 4 10imageother article 0 1503571102 1503571106 650 1 1503571106 650 b3272da3bd 1504300909 1505292696988 0 18 388 644 crop 1505292703211

 
Trong trường hợp bị bỏng ở mặt thì trong quá trình ngâm rửa cần nhắm chặt mắt. Nếu axit đã bắn vào mắt thì nên úp mặt vào chậu nước, bể nước sạch mở mắt và chớp nhiều lần để làm loãng và trôi khỏi mắt. Có thể trung hòa tác nhân gây bỏng bằng kiềm nhẹ như nước xà phòng hay nước vôi trong để rửa. Sau đó, băng ép nhẹ vết bỏng bằng băng sạch.  Cần bù nước điện giải sau bỏng cho bệnh nhân như cho uống nước oresol, uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả... Cần đưa bệnh nhân vào bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.

 Hầu hết các vết bỏng do hóa chất được điều trị trước tiên bằng cách rửa (dội) hóa chất ra khỏi cơ thể bằng một lượng lớn nước mát, nhưng không phải tất cả các hóa chất đều được điều trị theo cách này. Rửa sạch vết bỏng trong vòng 1 phút có thể làm giảm nguy cơ biến chứng. Nên rửa sạch khu vực trong ít nhất 20 phút. Không dùng vòi nước phun mạnh vì có thể làm tổn thương vùng bị bỏng. Điều quan trọng là phải điều trị vết bỏng một cách chính xác để tránh các biến chứng sau này.

 Một số điều không nên làm đối với bỏng axit:
·       Không rửa mắt bằng cồn, dùng dung dịch xà phòng loãng nếu vết bỏng không nghiêm trọng..

·       Không cố gắng cởi phần quần áo dính với vết bỏng nặng, nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

·       Không ngâm vết thương trong nước vì rất dễ bị nhiễm trùng, nên rửa sạch vết thương dưới dạng vòi nước sối nhẹ chứ đừng ngâm trực tiếp trong nước.

·       Không được sử dụng đá lạnh chườm lên vết thương, có thể làm tổn thương da và gây bỏng kép.

·       Không sử dụng khăn vải lau có tơ sợi, sợi có thể dính vào vết bỏng, gây đau đớn cho nạn nhân khi gỡ ra và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương.

·       Không nên sử dụng bơ, dầu, kem đánh răng kể cả xà phòng bôi lên vết bỏng.…

 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?