Lạm dụng thiết bị điện tử, chơi game dễ mắc bệnh về mắt
- Thứ ba - 13/12/2022 07:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này

Chuyên khoa Mắt Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
Ca bệnh mù mắt sau một đêm chơi game trên điện thoại
Theo báo trực tuyến Anh Dailymail, mới đây bệnh viện Songgan (SH) ở Thâm Quyến, Trung Quốc đã cấp cứu cho một người đàn ông nghiện trò chơi điện tử bị mù mắt tạm thời sau một đêm gần như không ngủ để dùng điện thoại.
Sau khi chơi trò chơi điện tử trên điện thoại cả đêm, người đàn ông ngủ thiếp đi rồi cố gắng hoàn thành phần chơi dang dở lúc tỉnh dậy vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, 5 phút sau khi chơi, anh ta đã đột ngột bị mất thị lực mắt trái.
Theo các chuyên gia ở Bệnh viện SH, nguyên nhân là do mắt quá tải khiến nó mệt mỏi. Tình trạng này được gọi là bệnh võng mạc Valsalva retinopathy, do mao mạch võng mạc bị rách sau khi áp suất tĩnh mạch trong mắt tăng lên đột ngột.
Hậu quả là khiến thị lực giảm, mắt nhìn mờ, người mắc bệnh mất thị lực một phần hoặc mất thị lực hoàn toàn. Nhờ kịp thời nhập viện, người đàn ông trong vụ việc này đã được trải qua phẫu thuật mắt bằng laser và dự kiến sẽ hồi phục thị lực trong vòng một tháng.
Sự cố tương tự cũng đã xảy ra hồi tháng 10 là một nam bệnh nhân sử dụng điện thoại thông minh trên giường, bỗng nhiên bị ‘đột quỵ mắt’, tức cục máu đông chặn mạch máu mắt và bị mù một bên.
Theo các bác sĩ ở thành phố Xian, tỉnh Thiểm Tây, bệnh nhân bị mất thị lực tạm thời do chơi game trên điện thoại khi đèn đã tắt. Wang được chẩn đoán tắc động mạch võng mạc trung tâm. Đây là tình trạng tắc nghẽn hoặc thu hẹp các động mạch cung cấp oxy cho võng mạc.
Hai ca bệnh trên là hệ lụy do mắt quá tải khi phơi ra môi trường ánh sáng chói quá lâu.
Ngoài hai chứng bệnh này, viêm màng bồ đào là bệnh lý dễ gặp ở mắt do viêm nhiễm, chấn thương, bệnh tự miễn… dễ dẫn đến mù lòa. Viêm màng bồ đào gây viêm bên trong mắt khiến mắt trở nên sưng đỏ. Bệnh có thể lây lan, phá hủy mắt rất nhanh và thậm chí gây mù nếu không được điều trị sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm màng bồ đào là gì?
Viêm màng bồ đào (Uveitis) xảy ra khi lớp giữa của nhãn cầu bị viêm (đỏ và sưng). Lớp này, được gọi là màng bồ đào, có nhiều mạch máu nuôi dưỡng mắt. Viêm màng bồ đào có thể làm hỏng các mô quan trọng của mắt, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Ba loại viêm màng bồ đào là sưng màng bồ đào gần phía trước của mắt được gọi là viêm màng bồ đào trước. Nó bắt đầu đột ngột và các triệu chứng có thể kéo dài nhiều tuần. Một số dạng viêm màng bồ đào trước vẫn tiếp diễn, trong khi những dạng khác biến mất nhưng vẫn tái phát. Sưng màng bồ đào ở giữa mắt được gọi là viêm màng bồ đào trung gian.

Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần đến nhiều năm. Dạng này có thể trải qua các chu kỳ trở nên tốt hơn, sau đó trở nên tồi tệ hơn. Sưng màng bồ đào về phía sau của mắt được gọi là viêm màng bồ đào sau. Các triệu chứng có thể phát triển dần dần và kéo dài trong nhiều năm.
Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào?
Nguyên nhân cụ thể và đầy đủ gây viêm màng bồ đào hiện giới y khoa chưa hiểu hết. Rủi ro mắc bệnh cao gồm nhóm người có hệ miễn dịch bị suy yếu như HIV/AIDS, đã hoặc đang bị nhiễm trùng như vi rút bệnh zona, virus herpes simplex, bệnh giang mai, bệnh Lyme và ký sinh trùng như bệnh toxoplasma. Mắc bệnh viêm toàn thân như bệnh viêm ruột (IBD), viêm khớp dạng thấp hoặc lupus, bị chấn thương mắt, hút thuốc lá, lạm dụng thiết bị điện tử, chơi game…
Triệu chứng và chẩn đoán
Viêm màng bồ đào có thể phát triển đột ngột. Các triệu chứng có thể bao gồm bị đau mắt đỏ có hoặc không đau; rất nhạy cảm với ánh sáng chói; nhìn mờ; đột nhiên nhìn thấy “những đám mây trôi” (đốm hoặc đám mây chuyển động trong tầm nhìn của bạn)
Liên hệ với bác sĩ nhãn khoa của bạn ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng như đề cập.
Bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong mắt vì viêm màng bồ đào thường liên quan đến các bệnh hoặc tình trạng khác, và có thể cần một số xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc da, kiểm tra dịch mắt và xét nghiệm hình
ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang. Bác sĩ nhãn khoa của bạn có thể hỏi về các bệnh khác hoặc các vấn đề sức khỏe mà người bệnh mắc phải.
Viêm màng bồ đào điều trị như thế nào?
Viêm màng bồ đào cần được điều trị ngay để bệnh không kéo dài. Có thể điều trị viêm màng bồ đào bằng thuốc nhỏ mắt làm giảm viêm (corticosteroid). Họ cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để mở rộng (giãn) đồng tử, giúp giảm đau và sưng. Đôi khi có thể cần dùng thuốc bằng cách tiêm hoặc uống. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ làm việc với các đồng nghiệp khác để điều trị bệnh đi kèm như bệnh thấp khớp, lupus, bệnh tự miễn khác để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm và giúp cho việc điều trị dễ đạt được kết quả như mong muốn. Những trường hợp viêm do ký sinh trùng có thể chủ động phòng tránh bằng cách ăn chín uống sôi để không nhiễm sán, ấu trùng,...; giữ vệ sinh cá nhân và tránh để mắt tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm hay nguồn sáng chói quá lâu.