BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

https://www.minhanhhospital.com.vn


Chủ quan không khám bệnh, phát hiện bệnh lao da là lúc đã vào giai đoạn khó chữa

Sau khi nghỉ hưu, anh B (Q. Bình Tân, TPHCM) mới đi khám bệnh, khi phát hiện bệnh lao da, bệnh đã vào giai đoạn khó chữa, phải mất rất nhiều thời gian điều trị, vừa tốn tiền lại tăng nguy cơ lây nhiễm cho người thân.
 
bs trinh xuan thuy
BSCKI. TRỊNH XUÂN THỦY
Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
Lao da, lao ngoài phổi, không hiếm gặp

Theo thống kê, bệnh lao lây lan qua đường hô hấp, tuy đã có vắcxin ngừa lao nhưng trên thực tế vẫn còn một lượng lớn người mắc bệnh. Hằng năm ước tính Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân mắc lao và số người tử vong lên đến 30.000 người. 

Vi khuẩn lao có khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên 3-4 tháng. Đây là vi khuẩn hiếu khí và cần đủ oxy để phát triển. Đó là lý do con người ta dễ bị lao phổi tấn công nhất. Bệnh lao da (Cutaneous tuberculosis hay TB) thực chất là sự xâm nhập của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, cùng loại vi khuẩn gây bệnh lao phổi.

Lao da là một dạng lao ngoài phổi tương đối phổ biến, từng được coi là căn bệnh nan y ở thế kỷ XX nhất là khi xuất hiện của bệnh HIV, khiến các chủng lao da đa kháng thuốc xuất hiện, số lượng bệnh nhân điều trị ức chế miễn dịch ngày càng tăng. 

Hiện bệnh lao da đang có chiều hướng giảm nhẹ do chất lượng cuộc sống được nâng cao, công tác vệ sinh được chú trọng, cũng như việc ra đời vắcxin BCG.

Thông thường, lao da thường là dạng phát triển từ trực khuẩn được di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, rất hiếm xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài. Nói cách khác, lao da nguyên phát là rất hiếm, thường là biến thể từ nhiều loại lao khác, như lao phổi, lao hạch... Một số con đường lây truyền của vi khuẩn lao đến da như đường máu, đường lympho.

Lao da có mấy loại?
Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao da rất đa dạng như nốt sần, sần viêm, loét da mãn tính... cùng các tổn thương khác.

Các biến thể của bệnh lao da được phân loại tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn trên da, chủ yếu gồm các loại như Verrucosa Cutis với đặc điểm tăng trưởng mụn cóc ở đầu gối, bàn tay, khuỷu tay, bàn chân và mông.

images (1)2


Lupus Vulgaris, đây là hình thức tiến triển và tồn tại dai dẳng của lao da, nốt sần thường nhỏ, màu nâu đỏ, tồn tại trong nhiều năm, không tự biến mất, có khả năng biến dạng và đôi khi dẫn đến ung thư da.
Dạng lao da xơ cứng, do vi khuẩn lao trực tiếp xâm nhiễm vào các hạch bạch huyết, khớp hoặc xương, thường có liên quan đến bệnh lao phổi, không đau nhưng có thể gây loét da dạng hạt.

Chẩn đoán lao da thường được thực hiện bằng cách xác định  đặc điểm mô bệnh học đặc trưng khi sinh thiết da. Các nốt lao điển hình là u hạt biểu mô có chứa trực khuẩn ưa axit. Chúng được phát hiện bằng cách nhuộm mô, nuôi cấy và phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và các xét nghiệm cần thiết khác khác.

Dấu hiệu bệnh lao nên đi khám ngay
Ho liên tục, triệu chứng điển hình của bệnh lao. Nếu ho nhiều hơn một tháng và không có bất kỳ loại thuốc ho nào có thể làm dứt cơn ho, nên đi khám bác sĩ ngay. Ho ra máu là triệu chứng quan trọng thứ hai của bệnh lao.

Tiếp đến là đau ngực, thực tế có nhiều lý do dẫn đến đau ngực nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu bị lao.

Nếu bị đau nhói ở ngực khi thở vào, hít ra, 90% bạn đã mắc bệnh lao. Thậm chí, nếu thấy khó khăn khi thở và phải cố gắng thở mỗi khi lên cơn ho, hãy nghĩ đến căn bệnh này và kiểm tra sức khỏe ngay.
 

benh ho lao phoi

Giảm cân đột ngột, dù vẫn ăn uống bình thường. Hay bị sốt về chiều, nó diễn ra khi bị ho, đau ngực còn kèm thêm sốt nhẹ kéo dài từ ngày này sang ngày khác, đặc biệt sốt về chiều. Ngoài ra còn có dấu hiệu như đổ mồ hôi đêm và kèm theo mệt mỏi kinh niên, thiếu năng lượng và chỉ muốn nằm nghỉ.

Phòng ngừa và chữa trị lao da
Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi hoặc lao da cần được điều trị theo phác đồ khuyến cáo của hiệp hội chống lao và bệnh phổi quốc tế bằng thuốc. Sự kết hợp của thuốc kháng sinh (isoniazid, rifampicin, pyrazinamide và ethambutol) trong khoảng thời gian vài tháng và đôi khi dài vài năm.

Bệnh nhân bị nhiễm lao tiềm ẩn nhưng không có bệnh tiến triển cũng có thể được điều trị bằng thuốc chống lao để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiến triển. 

Cho đến nay, tiêm phòng vắcxin BCG là phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh lao nói chung và lao da nói riêng. BCG (Bacille Calmette-Guerin) là một loại vắcxin phòng lao, thường được khuyến khích tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa nhiều hình thái của lao nguy hiểm. Đối với người trưởng thành và chưa từng chủng ngừa lao trước đây cũng nên được tiêm phòng.

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?